Hệ thống tổ chức đoàn thiếu nhi thánh thể


Trong chúng ta đều trải qua quá trình đi đi học, đi làm, sinh hoạt một đoàn thể và tất cả những điều đó đều có một hệ thống tổ chức rõ rệt. Ở trường học có Hiệu trưởng, hiệu phó, trưởng khoa, ban ngành, giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng, tổ trưởng. Còn trong xí nhiệp thì có Giám đốc, phó giám đốc… Và trong Phong trào TNTT/VN được tổ chức khá chặt chẽ theo một hệt thống hàng dọc từ trên xuống dưới căn cứ trên sự phân quyền và bằng cấp khả năng cho từng cấp bậc từ trung ương đến địa phương đã được ấn định trong nội quy TNTT/VNHệ thống tổ chức TLĐ nằm trong chương II từ điều 10 đến 22 của bản nội quy phong tráo được HĐGMVN phê chuẩn ngày 22/8/1974 do ĐGM Micae Nguyễn Khắc Ngữ ấn kýTLĐ TNTTVN là một đoàn thể có “lựa chọn” được thành lập nhằm quy tụ các em quanh Chúa Giêsu Thánh Thể để hướng dẫn các em nên người và nên Thánh (Mục đích PT).Để đạt được mục đích giúp cho các em nên người và nên thánh thì TLĐ phải được thống nhất trên toàn quốc. Do đó các đơn từ xin gia nhập Đoàn, mẫu hoa thiêng, sổ nhân danh phải được thống nhất từ TW đến Đoàn.

I. Sơ Đồ Hệ Thống Tổ Chức Của Phong Trào TNTT Việt Nam

Phong trào TNTT Việt Nam tại Việt Nam có cơ cấu tổ chức liên đới theo hệ thống hàng dọc như sau:



II. Hệ Thống Tổ Chức Xứ Đoàn

Đoàn TN có 3 tất cả ngành, một số nơi đang thử nghiệm ngành Hiệp sĩ.- Đoàn là cấp căn bản hoạt động mà Phong Trào TNTT nhằm giáo dục trực tiếp.- Đoàn thường được thành lập tại các Giáo xứ.- Đoàn kết nạp các em từ 7 tuổi trở lên.

- Để việc giáo dục và sinh hoạt được kết quả, Đoàn được chia thành từng nhóm theo lứa tuổi và phái tính gọi là Ngành, Ngành chia thành nhiều Chi đoàn, từ Chi đoàn chia thành từng đội.

Tổ Chức cơ cấu các ban ngành:Ngoài việc học tập các bài khóa cần thiết trong quy chế huấn luyện, cần áp dụng phương pháp hàng đội để kiến tạo hệ thống lãnh đạo gồm có:

- Xứ đoàn trưởng (Đoàn trưởng)

- Xứ đoàn phó nội vụ (Đoàn phó nội vụ)

- Xứ đoàn phó ngoại vụ (Đoàn phó ngoại vụ)

- Thư Ký

- Thủ quỷ

- Phân đoàn trưởng 3 ngành (Trưởng 3 ngành Ấu, Thiếu, Nghĩa)

- Các chi đoàn trưởng – Chi đoàn phó

- Các Ban:* Sinh hoạt* Phụng vụ* Kỷ luật

Nhiệm Vụ Đoàn trưởng :

a) Vai trò: Đoàn trưởng là thành viên quan trọng nhất trong ban quản trị đoàn. Là người chịu trách nhiệm và trực tiếp điều khiển đoàn dưới sự hướng dẫn của Cha Tuyên Uý.Đoàn trưởng cũng được các phụ huynh tin tưởng, cậy nhờ trong việc huấn luyện con em họ nên người và nên thánh. Chính vì thế Đoàn trưởng cũng như các huynh trưởng trong Đoàn cần có những liên hệ thiện cảm với Phụ huynh.

b) Nhiệm vụ: Đoàn trưởng có nhiệm vụ duy trì và phát triển tinh thần đoàn kết, yêu thương trong Đoàn và giữa các huynh trưởng với nhau.Đoàn trưởng có nhiệm vụ triệu tập và chủ tạo các phiên họp định ký và bất thường của Ban quản trị để phổ biến, duyệt xét các sinh hoạt của đoàn.Đoàn trưởng cùng với các đoàn phó phối hợp lên chương trình ngắn hạn hay dài hạn cho đoàn. Huấn luyện đội trưởng và dự trưởng.Đoàn trưởng có trách nhiệm ký các văn thư gửi đi có liên hệ đến đoàn.

Đoàn phó nội vụ: Đoàn phó nội vụ là người cộng tác với đoàn trưởng để điều hành các sinh hoạt nội bộ của đoàn.Đoàn phó nội vụ có quyền Đoàn trưởng , điều hành Đoàn khi Đoàn trưởng vắng mặt hay từ nhiệm cho tới khi bầu được Ban quản trị mới.Đoàn phó nội vụ kiêm luôn vai trò nghiên huấn: lo phân phối, sắp xếp các chương trình huấn luyện đội trưởng, dự trưởng và đoàn sinh.Là người sát cánh với đoàn trưởng, là người đồng hành với các trưởng ngành trong việc huấn luyện và sinh hoạt học hỏi hàng tuần.

Đoàn phó ngoại vụ: Đoàn phó ngoại vụ chịu trách nhiệm hoạt động đối ngoại, giao tế với các đoàn thể bạn, với các thành phần trong giáo xứ, với các phụ huynh Đoàn phó ngoại vụ được thay quyền Đoàn trưởng và Đoàn phó nội vụ trong trường hợp cả hai người này vắng mặtĐoàn phó ngoại vụ đại diện ban quản trị đoàn tham dự các cuộc lễ, các buổi họp do các đoàn thể bạn mời; hoặc đi thăm viếng, ủy lạo trong các.

Việc nghiên huấn trong đoàn: Ban nghiên huấn đoàn gồm có

Trưởng ban: Cha Tuyên Uý

Phó ban: Đoàn phó nội vụ

Các thành viên khác: Các trưởng ngành

Ban nghiên cứu đoàn có nhiệm vụ: Tổ chức và soạn thảo chương trình huấn luyện tông đồ đội trưởng, đội phó, dự trưởngTổ chức các sa mạc huấn luyện trong Đoàn, các cuộc trắc nghiệm thăng cấp đoàn sinh, đồng thời phối hợp với giáo hạt, vớiliên đoàn trong việc huấn luyện Dự trưởng và huynh trưởng cấp 1, 2.Đoàn phó nghiên huấn có nhiệm vụ cập nhật hóa và lưu giữ danh sách các em lên cấp, các dự trưởng và huynh trưởng trong đoàn cũng như kết quả đạt được để báo cáo lên cấp trên theo luật định hàng năm.

Thư ký: Cập nhận hóa và lưu giữ danh sách hồ cá nhân với đầy đủ chi tiết (địa chỉ, số điện thoại…) của các vị Tuyên úy, Trợi uý, cố vấn, ân nhân, ban quản trị, các huynh trưởng và đoàn sinhLập và lưu giữ hồ sơ các công văn đến và đi, các tài liệu tổ chức, huấn luyện, các bản phúc trình.Nhắc ban quản trị các ngày lễ kỷ niệm như: bổn mạng Đoàn, cha Tuyên úy, Trợ úy để kịp sửa soạn và tổ chức.Phối hợp đoàn phó để làm biên bản phúc trình thường niên gửi lên cấp trên.

Thủ quỹ: Giữ các hồ sơ thu chi chung của đoàn.Gìn giữ, bổ túc và sắm thêm các vật dụng chung cho đoàn.Lên kế hoạch và đề nghị lên ban quản trị đoàn thực hiện việc gây quỹ cho đoàn vào các dịp lễ tết.Cộng tác với phó ngoại vụ tìm các vị ân nhân, các vị bảo trỡ đoàn.

Trưởng ngành: Theo dõi và thi hành những quyết định chung của cấp trên liên hệ. Đồng thời cũng có thể đề nghị cấp trên cứu xét những phương án, chương trình hoạt động thích hợp có lợi cho các em.Lo thủ tục hành chánh như: lập danh sách Đoàn viên trong Ngành, điều hành các sinh hoạt của ngành, sửa soạn chương trình hội họp, làm bản báo cáo phúc trình lên ban quản trị theo định kỳ.Phối hợp với chi đoàn trưởng ấn định các chương trình học hỏi, huấn luyện trong năm để giúp các em luôn thăng tiến.

Phó ngành: Là người cộng tác với Trưởng ngành để lo mọi việc trong ngành và thay thế khi trưởng ngành vắng mặt

Chi đoàn trưởng – chi đoàn phó: Chi đoàn trưởng cần có chứng chỉ khả năng huynh trưởng cấp 1 trở lên và đã tập sự ít là 6 tháng, được cha tuyên uý xứ đoàn chứng nhận có đủ tư cách, đạo đức xứng hợp và bổ nhiệm. Có nhiệm vụ:- Điều hành mọi hoạt động của Chi đoàn gồm một nhóm em khá đông từ 3 đến 5 đội: cùng tuổi, cùng phái tính, cùng ngành được tập họp lại.- Là người sống gần các em nhiều nhất, tiếp xúc với các em thường xuyên, có ảnh hưởng rất lớn vì sinh hoạt chung- Để chu toàn nhiệm vụ, Chi đoàn trưởng và chi đoàn phó và các huynh trưởng phụ tá cộng tác.

Huynh trưởng phụ tá: Là những huynh trưởng trong đoàn, đã từng tham dự các sa mạc huấn luyện cấp I trở lên. Đoàn trưởng phân chia các huynh trưởng này vào các ngành để phục vụ các em, đồng thời cũng là dịp để các trưởng ngành giúp các trưởng thực hành những gì đã được huấn luyện trong sa mạc. Ngoài ra, tại các chi đoàn còn có các dự trưởng được đoàn trưởng phái đến để thực tập nghề trưởng trong các giờ sinh hoạt chi đoàn.

Đội trưởng – đội phó: Chi đoàn chia các em thành nhiều đội do đội trưởng và đội phó điều khiểnĐội trưởng và đội phó trong phong trào là những người cộng tác với huynh trưởng các cấp, là những cánh tay nối dài của huynh trưởng để giáo dục và chăm sóc từng đoàn sinh. Huynh trưởng phải huấn luyện đội trưởng thật chu đáo thì các đoàn sinh cũng sẽ được huấn luyện đầy đủ.

Phong trào rất chú trọng đền việc huấn luyện các TÔNG ĐỒ ĐỘI TRƯỞNG. Một đoàn có những Tông Đồ Đội Trưởng thấm nhuần tinh thần và lý tưởng của phong trào, có chí hướng và nhiệt tình phục vụ, Đoàn đó sẽ vững mạnh.

Hệ thống tổ chức đoàn thiếu nhi thánh thể Rating: 4.5 Diposkan Oleh: huy dung

0 $type={blogger}:

Đăng nhận xét