Trò chơi tập thể

TRÒ CHƠI TẬP THỂ NGOÀI TRỜI

Trò chơi “giới thiệu tên”, trò chơi “Nhớ tên”, Kết thân, Tập làm quen cho nhanh,....

01. NHẮC VÀ NÓI TÊN (HAY CÒN GỌI LÀ TRÒ CHƠI “GIỚI THIỆU TÊN”)
Người trời xếp thành vòng tròn, Người thứ nhất giới thiệu tên mình, người kế bên sẽ lặp lại tên người thứ nhất và giới thiệu tên mình. Người thứ ba nhắc lại tên hai người trước rồi đến tên mình.
Trò chơi tiếp tục và ai quên hoặc lộn tên thì đứng lên ngồi xuống 03 lần và chơi tiếp.
Khi cả vòng tròn đã biết tên nhau, chúng ta sẽ chuyển sang gọi tên.

02. BẠN NÀO ĐẤY (hay còn gọi là trò chơi “Nhớ tên”)

- Cách chơi:
Tất cả các bạn ngồi thành vòng tròn. Quản trò gọi tên một bạn nào đó lập tức hai bạn ngồi hai bên bạn được gọi tên sẽ hô “Có”. Và bạn được gọi tên lại tiếp tục gọi tên một bạn khác. Trò chơi cứ tiếp tục như thế.- Luật chơi:
Bạn được gọi trúng tên mà hô “Có”, sẽ bị phạt. Cả hai bạn ở hai bên, nếu chậm trễ, hoặc làm sai cũng bị phạt.

03. KẾT THÂN

- Cách chơi:
Các bạn ngồi vòng tròn. Bắt đầu quản trò hô “Kết thân, kết thân”. tất cả các bạn khác sẽ hỏi: “Với ai, với ai?”. Quản trò đáp: Với A, với A”. Tức thì bạn được gọi tên phải tiếp tục hô, và gọi tên bạn muốn kết thân, Ai chậm trễ sẽ bị phạt
- Luật chơi:
1. Tránh lặp lại tên bạn đã được gọi.
2. Trò chơi chỉ nên kéo dài tối đa 5 phút (tuỳ theo số lượng các bạn ít hay nhiều)

04. TẬP LÀM QUEN CHO NHANH (tập trí nhớ)

Vòng tròn cùng nhắc câu “Tập Làm nhanh cho quen” trong lúc làm động tác.
Người quản trò ra đứng giữa vòng tròn, trong lần nhắc nhở đầu tiên cả vòng tròn không làm động tác chỉ người điều khiển vỗ tay, sang lần thứ hai thì người điều khiển sẽ thay thế sẽ thay động tác khác, lúc bấy giờ vòng tròn vỗ tay.
Và khi người điều kiển chuyển qua động tác thứ ba thì cả vòng tròn thực hiện động tác thứ hai của người quản trò.
Chú ý:
+ Vòng tròn thực hiện sau 01 động tác của quản trò ( bắt chước động tác của người điều khiển)
+ Người điều khiển nên đổi động tác từ dễ đến khó.
+ Vòng tròn thực hiện, nhịp đọc câu (*) “Tập làm nhanh cho quen”

Hát vài bài hát tập thể (tập cơ hàm)

05. TẬP TỰ CHỦ

Vòng tròn cử ra một người có khiếu để quản trò.
Tất cả vòng tròn đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người trong vòng tròn và được làm 03 động tác thật hài hoặc nói một câu thật dí dỏm sao cho người đối diện với mình phải cười. Người đối diện và người quản trò không được cười, nếu cười là vi phạm sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị phạt.


06. THEO BƯỚC CHÂN ANH (tập cơ tay)

Tất cả vòng tròn quan sát người điều khiển, và chỉ vỗ tay khi chân người điều khiển chạm đất Nếu chân người điều khiển chưa chạm đất mà trong vòng tròn có người vỗ tay là vi phạm luật chơi.

07. BỐN MÙA (tập phản xạ)

- Cách chơi:
Quản trò đứng giữa vòng, chỉ một bạn và nói tên một mùa, bạn đó sẽ đáp về thời tiết mùa ấy (Thí dụ: Mùa đông - Lạnh)
Các bạn có thể nói về khí hậu, hoặc về các ngày kỷ niệm … trong thời gian đó, tuỳ theo sự thống nhất của tập thể.
1. Các bạn phải đáp thật nhanh, đáp chậm dù đúng cũng bị phạt.
2. Khi bạn nào trả lời sai, quản trò phải chỉ cho biết sai chỗ nào, câu đáp đúng là gì.

08. TAI THỎ (BẮT THỎ)

- Tất cả các bạn đưa hai ngón trỏ lên để ở đầu, trên mang tai. Quản trò đi vòng quanh, đến gần một bạn bất chợt nắm ngón tay của bạn này. Ngay lập tức bạn này phải rụt ngón tay lại không để cho quản trò nắm được.
1. Các bạn phải tự giác để hai ngón tay lên đầu khi quản trò đi tới gần.
2. Quản trò làm động tác phải thật nhanh nhẹn, rứt khoát, thình lình sao cho bạn không rút kịp tay lại.
3. Bạn nào bị nắm tay phải vào làm thay cho quản trò.
4. Quá 5 lần, quản trò không bắt được ai, sẽ bị phạt.

09. CHANH – CHUA, CUA - KẸP

Mỗi người tham dự đưa tay ra, tay phải ngửa, tay trái chụm lại để trên tay phải người kế bên nhưng không đụng. Quản trò ra giữa vòng tròn hô to "Chanh" cả vòng tròn đáp "Chua" và đột xuất Quản trò hô "Cua" thì vòng tròn đáp nhanh "Kẹp" cùng lúc tiếng "kẹp" thì tay phải mỗi người phải nhanh chóng nắm lại thật nhanh sao cho nắm được bàn tay trái của người bên cạnh và đồng thời cũng thụt tay trái về không để bị kẹp. Người nào chậm bị kẹp là bắt phạt.

10. ĐẤU SÚNG

Quản trò đến chỉ vào bạn nào đó hô: “Đoàng”, bạn đấy phải ngồi xuống và hai bạn đứng bên chỉ vào nhau cùng hô “Đoàng”
1. Quản trò chỉ bạn nào mà bạn đó ngồi xuống không kịp coi như phạm lỗi
2. Hai bạn đứng hai bên, bạn nào bắn chậm hơn cũng bị thua. Người bị phạm lỗi phải ngồi xuống để vòng tròn không bị đứt vãng

11. NHANH TAY GIỮ LẤY (Bắt người)

Cho vòng tròn điểm số 1, 2 hoặc từ 1 đến hết, đánh dấu từng cặp số. Khi quản trò hô to “chẵn” thì tất cả những người mang số 2, 4, 6 … quay anh người bên cạnh số lẽ và giữ chặt.
Riêng các bạn mang số lẽ tìm cách chạy vào chính giữa vòng tròn thì thoát. Nếu bị bắt thì người bắt được có thể nắn tượng người bị bắt đứng im trong 30 giây hoặc hình phạt khác.

12. NHÓM YÊU THÍCH

Quản trò chia vòng trò ra thành 02 đến 04 nhóm.
Quản trò đọc to một mẫu tự và chỉ một nhóm, tức khắc nhóm bị chỉ phải đọc tên một tực đề phim hoặc tựa bài hát bắt đầu bằng mẫu tự đó.
Quản trò lại chỉ nhóm kế tiếp. Nếu nhóm nào nói chậm hoặc nói lại tựa đề phim, tực đề bài hát đã nói là bị xử thua.
Nên quy định tỉ số thắng bại
Chú ý: trò chơi này có thể phát triển thêm thành các kiển như sau:
a) Nói địa danh:
Nhóm A xướng địa danh: Tây Ninh
Nhóm B sẽ nói địa danh tiếp theo từ mẫu tự đầu của chữ cuối (N của Ninh): Nha Trang
Bên Nhóm A sẽ nói tiếp Thủ Dầu Một…
cuộc chơi tiếp tục khi có đội thua
Luật quy định: - Lặp lại địa danh đã nói rồi – Thua
- Sau 05 lần đếm của trọng tài mà không trả lời được thua.
b) Tên danh nhân ; nhân vật lịch sử Việt Nam
c) Hoặc hát theo chủ đề: Những bài hát có chữ “Mưa” chữ “Sông” chữ “Nhà”

13. ĐỐI THƠ

- Cách chơi:
Quản trò chia người chơi ra làm 02 nhóm, mỗi nhóm có từ 10 đến 15 thành viên. Quản trò bắt đầu xướng lên một vần trong 24 chữ cái và chỉ một trong 02 nhóm. Nhóm này lập tức đọc ngay một câu thơ bất kì bắt đầu bằng chữ cái ấy.
Thí dụ: Quản trò ra vần “T”, thì nhóm được chỉ định sẽ đọc
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” (Tố Hữu)
Khi nhóm này đọc xong, nhóm kia sẽ tiếp tục bằng câu khác. Thí dụ:
“Tiến lên toàn thắng ắt về ta” (Bác Hồ)
Cuộc chơi sẽ tiếp tục, bên nào bí sẽ thua một điểm
- Luật chơi:
1. Câu thơ đọc phải có ý nghĩa. Nếu quản trò không hiểu có quyền hỏi tựa, tác giả bài thơ đó.
2. Các bạn có thể sáng tác thơ nhưng phải có ý nghĩa (dù là một câu)

14.
NHANH TAY LẸ CHÂN (thử nhóm nào nhanh hơn)

- Địa điểm: Trong phòng hoặc ngoài trời- Cách chơi: chơi toàn thể hoặc cử ra đại diện mỗi nhóm.
Quản trò hô: Trại ta (hoặc Lớp ta, Hội ta) đang cần. Tất cả người chơi cùng đồng thanh: “Cần gì, cần gì”? Quản trò trả lời: Cần (Một cái gì đó bất kì nhưng có khả năng thực hiện
Ví dụ cần 05 cái kẹp tóc
Hay cần 03 đôi giầy đen
hoặc 01 sơi tóc dài 01 mét…
Người chơi thực hiện theo yêu cầu của người quản trò, ai nhanh là thắng cuộc.
Để trò chơi thêm phong phú, quản trò có thể yêu cầu:
- Cần một bài vọng cổ
- Cần một nàng công chúa xinh đẹp
- Cần 04 câu thơ lục bát…

15. Đổ Nước Vào Chai

Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội. Phía trước mỗi đội, cách 4 – 6m, đặt những cái chai không. Người chơi mỗi đội xếp thành hàng dọc và lần lượt từng người sẽ lấy muỗng múc nước nơi thau (để ở vạch xuất phát) đi đổ vào chai, sau đó về trao muỗng cho người khác tiếp tục. Đội nào đổ đầy chai nước trước sẽ thắng.

Luật chơi:
Số người chơi các đội phải bằng nhau. Nếu số người trong đội đã đi hết 1 lần mà chai chưa đầy nước thì sẽ quay lại lượt của người đầu tiên. Trò chơi này cũng có thể áp dụng cách tính giờ để xác định đội thắng.

16. Cõng Bạn - Ăn Chuối

Cách chơi:
Người chơi được chia thành các đội có số lượng nam, nữ đều nhau. Bạn nam cõng ban nữ bịt mắt và còng tay.
Bắt đầu trò chơi bạn nam cõng bạn nữ chạy đến đích. Tại đây quản trò sẽ đưa quả chuối cho bạn nữ lột vỏ cho bạn nam ăn. Cặp nào ăn chuối xong thì chạy trở về vạch để cặp thứ hai tiếp tục thực hiện tương tự cho đến hết. Đội nào ăn chuối và về trước thì thắng.
Luật chơi:
- Khi lột chuối, bạn nữ không được dùng tay mà phải dùng miệng.
- Có bao nhiêu đội thì cần có bấy nhiêu người quản trò để đưa chuối và theo dõi các cặp ăn hết chuối.

17. Ngậm Muỗng Trong Thau

Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội. Mỗi đội từ 4 người trở lên. (Lưu ý: nếu là 4 người phải là 4 nam, hoặc 2 nam 2 nữ, không được chơi với đội hình là 4 nữ). Quản trò sẽ thổi còi và các đội di chuyển như sau:
Một người sẽ di chuyển bằng 2 tay. Người thứ 2 sẽ đứng phía sau cầm 2 chân của người thứ nhất đẩy đi. Cách vạch xuất phát khỏang 5m có đặt những cái thau bên trong đựng những cái muỗng. Người thứ nhất sẽ dùng miệng của mình để lấy 1 cái muỗng trong thau nước rồi quay về vạch xuất phát. Tương tự như thế, cặp thứ 2 sẽ tiếp sức cho cặp thứ nhất. Đội nào lấy được hết số muỗng trong thau của mình sớm nhất sẽ thắng cuộc.
Luật chơi:
Khi dùng miệng lấy muỗng trong thau, người thứ nhất không được chạm chân xuống đất. Nếu vi phạm, chiếc muỗng đó sẽ được để lại trong thau và đội đó phải bắt đầu lại từ vạch xuất phát.

18. Đua Ghe Ngo

Cách chơi:
Người chơi được chia thành 3 - 5 đội, mỗi đội 10 người. Các đội sẽ ngồi xuống theo hàng dọc, chân của người ngồi sau sẽ để song song với chân của người ngồi trước; hai tay người ngồi trước nắm lấy cổ chân của người ngồi sau. Khi nghe lệnh xuất phát, các đội sẽ di chuyển tiến về phía vạch đích. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là đội thắng cuộc.

Luật chơi:
Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong quá trình đua. Đội nào bị đứt quãng sẽ bị loại.

19. Ngũ Long Tranh Đuôi

Cách chơi:
  Người chơi lần lượt đứng nắm vai nhau thành 5 đội. Người đứng đầu sẽ là đầu rồng, người đứng cuối là đuôi rồng. Năm con rồng (5 đội) sẽ đứng quay đầu vào nhau. Khi quản trò thổi còi ra hiệu bắt đầu, đầu rồng đội 1 sẽ tìm cách bắt đuôi rồng đội 2, đầu rồng đội 2 sẽ bắt đuôi rồng đội 3… Đầu rồng có thể dùng tay để cản những con rồng khác bắt đuôi của mình, đồng thời tấn công đuôi những con rồng khác. Con rồng nào bị bắt mất đuôi sẽ bị loại. Cứ như thế tiếp tục cho đến khi trên sân chỉ còn lại 1 con rồng còn nguyên vẹn. Đó là đội thắng cuộc.
Luật chơi:
- Con rồng nào bị đứt đoạn coi như thua cuộc.

- Đầu rồng chỉ cần chạm được vào đuôi rồng khác là coi như đã bắt được rồng. Đầu rồng chỉ được chặn chứ không được níu kéo rồng đội khác.

20. Ghế Di Động

Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội với số lượng bằng nhau.Mỗi đội xếp thành một hàng dọc phía sau vạch xuất phát, người khom xuống, ngồi len đùi người phía sau và đặt 2 tay lên vai người phía trước. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là thắng cuộc.

Luật chơi:
Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong suốt quá trình đua. Đội nào bị đứt khúc sẽ bị loại.
21. Băng Qua Lửa Đạn

Cách chơi:
Quản trò cho chuẩn bị 2 cầu khỉ dài làm bằng tre có thể đi qua được. Người chơi được chia thành 4 đội, bốc thắm chọn 2 đội đi trước. Mỗi người chơi trên tay cầm 1 lá cờ. Khi nghe hiệu lệnh, người đầu tiên sẽ chạy qua cầu khỉ, cố tránh trận pháo kích (bao nylon đựng nước) của 2 đội còn lại đứng cách xa đó 5m ném vào. Khi đã qua cầu, người này phải cắm cờ vào ô do ban rổ chức quy định. Sau đó, lần lượt các thành viên còn lại sẽ tiếp tục qua cầu. Đội nào băng qua an toàn, cắm cờ đầy đủ và nhanh nhất là thắng cuộc.

Sau đó, tới lượt 2 đội còn lại băng qua cầu. Cuối cùng, 2 đội thắng sẽ thi với nhau để chọn ra đội nhanh nhất.

Luật chơi:
Ai bị ném té khỏi cầu khỉ phải quay trở về vị trí xuất phát và đi lại.

22. Con Tàu Tìm Báu Vật

Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội đứng xếp thành 1 hàng dọc để làm những đoàn tàu. Tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người cuối cùng làm người trưởng tàu. Mỗi đội được quy định sẽ đi lấy 1 báu vật như cuốn sách, chiếc dép hay cành cây… để cách xa các đội 30 – 50m.

Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ thống nhất với nhau những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển.

Ví dụ:
- Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái.
- Nếu trưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải.
- Nếu trưởng tàu đập lên 2 vai người đứng trước thì tàu đi thẳng.

Người nào nhận được ám hiệu xong sẽ chuyền ám hiệu lên cho người đứng trước mình theo cách tương tự. Sau đó trò chơi được tiến hành dưới sự hướng dẫn của các trưởng tàu. Tàu nào tìm được báo vật trước thì sẽ thắng.

Luật chơi:
Người chơi không được dùng lời nói để điều khiển các người trong đội. Đội nào vi phạm sẽ bị loại.


23. Bắn súng

- Rèn Luyện: Phản xạ nhanh
- Cách Chơi: Cho đứng thành vòng tròn. NĐK đi vòng quanh vòng tròn và làm động tác bắn súng như trò chơi bắn thỏ. Em bị bắn phản ứng lại bằng bách đưa hai tay lên trời (đầu hàng). Còn NĐK hô: "Đùng" nhưng lại đưa hai tay lên trời thì em đó phải làm động tác bắn như NĐK. Chĩa súng vào NĐK. Làm chậm, sai sẽ bị loại.

24.
Cho Khách Trọ Nhà

- Rèn Luyệnn: Nhanh nhẹn
- Cách Chơi<: Xếp hai vòng tròn đồng tâm với số người mỗi vòng tròn bằng nhau. Trong và ngoài quay mặt vào nhau, nắm tay nhau để làm thành một ngôi nhà. Số còn lại đứng thẳng ngoài vòng để xin ở nhờ qua đêm (Số người xin ở nhà phải hơn số ô nhà là một hoặc hai.) Khi có lệnh, người xin ở chạy vòng quanh các nhà và khi có tieêng còi, các em này phải tự tìm cho mình một ngôi nhà để ở (Sẽ có một hoặc hai em không có nhà). Các em này sẽ vào giữa vòng tròn chờ cơ hội. Trò chơi lại tiếp tục.

25.
Đoàn Kết

- Số Ng
ời: Từ 10 đến 30 người
- Rèn Luyệnn: Nhanh nhẹn
- Cách Chơi<: NĐK hô lớn: "Đoàn kết, đoàn kết". Tất cả hỏi lại: "Kết mấy, kết mấy". NĐK hô: "Kết 5 (hoặc 3, tùy ý). Mỗi người phải tìm đủ 5, hoặc 3 người thành một nhóm. NĐK có thể cho 5 kết, 3 chân.

26.
Giành Báu Vật

- Số Ng
ời: Từ 10-40 (phải chẵn)
- Rèn Luyệnn: Nhanh nhẹn, tháo vát
- Cách Chơi<: Chia người chơi thành hai đội bằng nhau, xếp hàng dọc quay mặt vào nhau, đội này các đội kia từ 10-20 m. Đếm số thứ tự mỗi đội. Chính giữa khoảng cách hai đội để một cái khăn (hoặc nón). NĐk tuyên bố cuộc chơi và gọi số. Vì dụ: số 5. Hai em mang số 5 của cả hai đội chạy nhanh đến "báu vật" tìm cách lấy báu vật chạy về đội mình. Nếu đã cầm báu vật trong tay khi chưa về đến đội mà bị đối phương chạm vào người thì cả đội bị trừ một điểm (hoặc bị phạt).

* Lưu Ý: NĐk có thể gọi một lúc 2, 3 hoặc 4 sô. Trường hợp này nếu đang cầm báu vật trong tay mà bị bất cứ số nào phe đối phương chạm vào mình cũng đều bị trừ 1 điểm (hoặc bị phạt).


27.
Mặc Áo Ngược

- Rèny Luyện: Nhanh nhẹn, tháo vát
- Mục Đích: Thay đổi bầu khí
- Cách Chơi: Đứng vòng tròn theo đội, hoặc xếp hàng dọc theo đội. NĐK thổi còi ra lệnh, mọi người nhanh nhẹn cởi áo và lộn trái, cài nút cẩn thận. Ai mặt xong theo đội xếp hàng ngang trước NĐK trình diện là thắng cuộc.


28.
Mắt Thần

- Số Người: Từ 10-15 người
- Rèn Luyện: Giác quan nhạy bén
- Cách Chơi: Tập họp thành vòng tròn, chọn một em ra giữa vòng, cho em này quan sát kỹ các vị trí bạn mình đang đứng. NĐK dùng khăn, hoặc tay mình bịt mắt em được chọn. Trong vòng 1, 2 phút. Sau đó mở ra cho em này quan sát xem ai đã đổi chỗ. Thay vì bịt mắt, có thể NĐK dẫn me được cử đi ra một chỗ khuất, để em này không thấy việc đổi chỗ.

29.
Săn Thỏ

- Rèn Luyện: Phản ứng nhanh
- Cách Chơi: Đứng thành vòng tròn. NĐK đi vòng quanh phía trong, nắm chặt bàn tay phải, chìa thẳng ngón giữa và ngón trỏ thưa thẳng vào em nào đó, NĐK hô: "Đùng", em đó nhún người xuống, em bên phải để tay trái xòe ngang tai phải, em bên trái để tay phải xòe ngang tai trái làm thành 2 tai. Ai làm chậm, sai sẽ bị loại.

30.
Tìm Bạn

- Số Người: Không hạn chế (càng đông càng vui)
- Rèn Luyện: Nhanh nhẹn
- Cách Chơi: NĐK phát cho mỗi người một mảnh giấy trắng. Từng người điền tên mình vào và nạp lại cho NĐK. NĐK lại phát lộn xộn giấy nói trên cho mỗi người. Khi có lệnh của NĐK, mọi người phải đi tìm người bạn đang giữ bản tên của mình nắm tay nhau. Trò chơ kết thúc khi mọi người đã tìm được tên của mình.

31.
Tìm Con Hoang

- Số Người: 3
- Rèn Luyện: Phán đoán
- Giáo Dục: Hướn dẫn vào bài "dụ ngôn con hoang"
- Cách Chơi: Chọn 3 em ra giữa vòng tròn, bịt mắt, một em làm heo, thỉnh thoảng kêu "éc éc"; một em làm con hoang chăn heo, thỉng thoảng gọi: "Heo đâu"; một em làm ông chủ cầm còi, thỉnh thoảng thổi.

* Luật Chơi: Heo tìm ông chủ, tránh người chăn. Người chăn tìm heo, tránh ông chủ. Ông chủ tìm người chăn, tránh heo. Trò chơi chấm dứt khi một trong 3 em bi loại.

Tránh Tội

- Số Người: Không hạn chế
- Rèn Luyện: Nhanh nhẹn, tự giác
- Cách Chơi: Ngồi thành vòng tròn. NĐK đứng giữa vòng dùng một trái banh (hoặc cuộn tròn chiếc khăn) làm mìn quăng đến tay người nào đó trong vòng, người ấy phải kêu "Tội" và chuyền nhanh cho người bên cạnh. Trong khi chuyền khăn. NĐK nhắm mắt và thình lình thổi một tiếng còi. Mọi người hô "Sợ". Khăn đang ở tay ai người ấy bị loại, ngồi vào trong vòng 1 bước không được tham gia cuộc chơi. Người cuối cùng không bị mìn nổ là thắng cuộc.

32.
Trời - Đất - Nước

- Rèn Luyện: Ứng xử nhanh, tháo vát
- Cách Chơi: NĐK nói lớn: "Trời - Đất - Nước" liên tục. Đứng trước một em nào đó, NĐK nói một chữ, ví dụ "đất", em đó phải nói lại 3 hay 4 loài vật sống trên mặt đất.
   Ví Dụ: "Chó, mèo, bò"
NĐK lại tiếp tục: "Trời - Đất - Nước" và đi đến em khác hô một tiếng, em đó phải kể nhanh 3 hoặc 4 loại vật sống ở một trường đó.

33.
Vào Cửa Hẹp

- Số Người: Không hạn chế
- Rèn Luyện: Nhanh, bình tĩnh
- Cách Chơi: Số người chơi đều nhau, trước mỗi đội đặt một vòng tròn bằng dây có đường kính bằng nhau, to hơn người gần 2 lần. Nghe hiệu lệnh, người thứ nhất của mỗi hàng xỏ dây từ chân lên đầu, rồi chuyền cho người thứ 2, 3, 4 ..... Đội nào xong trước là thắng cuộc.

* Lưu Ý: Có thể biến đổi lần 2 là luồn vòng từ trên đầu xuống chân, nhớ là không đứng dậy, chỉ nhấc người khi xỏ qua thôi.

•   Điều kiện: như trò chơi “Suy luận”

Cách chơi: đội A cử đại diện của mình sang đội B lấy thông tin, sau đó về truyền lại thông tin cho đội mình bằng diễn đạt động tác cho mọi người hiểu (không được nói)

Thí dụ: đội B cho thông tin người đại diện đội A là: “Chúng tôi cần 1 chiếc nón” – sau đó người đại diện sẽ diễn tả bằng hành động, động tác cho đội nhà đoán nội dung, sau 2 lần đội A phải nêu được thông tin (cho phép nói 2 lần) – nếu không nói được là thua.

** Chú ý: nếu đội nào thua phải chịu hình phạt chung cho cả đội

34. TRÒ CHƠI TA LÀ VUA

     Mọi người tập trung theo đội hình vòng tròn. Quản trò đứng giữa vòng tròn, nói lớn: "Ta là vua!". Mọi người cùng nói: "Muôn tâu bệ hạ" và làm sao cho đầu mình thấp hơn đầu của quản trò. Ví dụ: quản trò đứng thì mọi người quỳ, quản trò quỳ thì mọi người ngồi thấp xuống...Đầu ai cao hơn là bị phạt.
     Trò chơi sẽ rất vui khi quản trò cúi thật thấp. Khi đó mọi người sẽ phải "lăn lê bò toài" ra đất. Nhưng nhớ đừng để bẩn quần áo quá.
 

35. TRÒ CHƠI BÃO THỔI

     Đây là một trò chơi tập thể khá sôi động. Người chơi đứng thành một vòng tròn. Quản trò đứng ở giữa vòng tròn. Quản trò và người chơi đối đáp như sau:
          -Quản trò: "Bão thổi bão thổi!"
          -Người chơi: "Thổi ai thổi ai?"
          -Quản trò: "Thổi những người nào tóc dài!"
     Tức thì những ai tóc dài trong vòng tròn phải rời vị trí để đến một chỗ khác trong vòng tròn. Ai chậm chân nhất xem như bị phạt.
     Quản trò và người chơi hô đáp nhiều lần. Quản trò liên tục thay đổi đối tượng di chuyển như thổi những bạn gái, thổi những bạn mang bata, thổi những ai mặc áo màu đỏ v.v...
     Có thể phạt người chơi bằng các hình thức như lăng quăng, vịt đẻ trứng v.v...
     Trò chơi này có thể được sử dụng để "khởi động" trong các buổi sinh hoạt tập thể ngoài trời. Khi người chơi phản xạ nhanh, quản trò linh hoạt thay đổi đối tượng thì trò chơi sẽ rất vui và sôi nổi.
 

36. HÁT ĐÚNG NHẠC ĐÚNG NHỊP

Chọn bài hát mà tập thể thuộc nhất là những bào có lời cuối: là lá la… 
Quản trò bắt nhịp tập thể hát bài đó 4 lần với quy ước sau:
     - Lần 1: Hát bài hát đồng thời vỗ tay theo nhịp bài hát.
     - Lần 2: Hát không lời, chỉ phát âm ừ ứ ư… theo nhạc đồng thời vỗ tay theo nhịp.
     - Lần 3: Hát thầm (không phát âm ) đồng thời vỗ tay theo nhịp.
     - Lần 4: hát không vỗ tay, không gõ nhịp
Cả 4 lần được phép hát thật to lời câu cuối cùng (đây là lúc kiểm tra ai đúng nhạc, đúng nhịp nhất)
Chú ý: quản trò có thể bắt nhịp 1 lần để tập thể hát liên tiếp 4 lần hoặc lần lượt bắt nhịp cả 4 lần, có thể hai phe hát để kiểm tra lẫn nhau.
 
 
37.
PHÉP LỊCH SỰ

     Người chơi thực hiện theo lời nói của quản trò, nếu trong lời nói đó có chữ "mời". Không thực hiện nếu trong lời nói đó thiếu chữ mời. Ai phạm luật sẽ bị phạt.
     Ví dụ:   - Mời bạn đứng lên. Mọi người đứng lên.
                Tất cả ngồi xuống. Không ai thực hiện.
     Chú ý:  Quản trò vừa nói vừa làm động tác kể cả lúc không có chữ "mời " để đánh lừa người chơi.
 

38. ĐỐT PHÁO

     Quản trò: pháo đâu? Pháo đâu?
     Người chơi: Pháo đây! Pháo đây! (giơ ngón trỏ tay phải)
     Quản trò: Lửa đâu? Lửa đâu?
     Người chơi: Lửa đây! Lửa đây! (giơ ngón trỏ tay trái)
     Quản trò: Châm ngòi!
     Người chơi: đưa hai ngón trỏ lại gần nhau.
     Quản trò: nổ!
     Người chơi: đồng thanh "đùng"
     Chú ý: quản trò có thể gọi từng loại pháo để người chơi cho tiếng nổ thích hợp: đùng đùng hoặc tạch tạch..
 
 
39.
NHẠC TRƯỞNG.

     Quản trò bắt nhiïp 1 bài hát mà mọi người đều thuộc. Sau đó người chơi phải tuân theo quy ước của quản trò.
          - Hai tay quản trò tạo thành vòng tròn trên đầu ký hiệu chữ "o", lời của bài hát chuyển sang (ò ó o ..)
          - Hai tay của quản trò giơ cao  chạm vào nhau ký hiệu chữ "A" lời của bài hát chuyển thành ( à á a… )
     Cứ thế quản trò có thể thay bằng các chữ i, u …
     Chú ý: quản trò thay ký hiệu nào thì tập thể hát theo âm của  ký hiệu đó nhưng vẫn đúng nhạc.

40. PHÁO TAY CHÀO MỪNG

     Quản trò: vỗ tay một hồi như đánh trống một hồi
     Người chơi; vỗ tay đúng theo như cách vỗ tay của quản trò, nhưng phải đều và đúng nhịp.
     Quản trò: giới thiệu khách hay nêu lý do chào mừng. Sau đó giơ tay chuẩn bị, khi người chơi đã trật tư im lặng giơ tay chuẩn bị như mình thì bắt đầu vỗ tay như quy ước điều khiển người chơi vỗ tay tạo nên những nhịp điệu như hồi trống, điều tăng gô, cha cha cha.
 DS
41. GÕ NHỊP VUI.

Quản trò  quy ước gõ nhịp sau đó cho người chơi thủ từng âm thanh một.
Ví dụ: nhịp 12 3. 12345.
Các âm thanh thử: vỗ tay, gõ bàn, vỗ đùi, dậm chân…
Sau khi thử xong có thể thực hiện liên tục nối tiếp các âm thanh nêu trên.
Chú ý: quản tró có thể chọn một bài hát vui, sau mỗi câu hát dừng lại gõ nhịp với tất cả âm thanh đã gõ theo thứ tự từ đầu đến hết.
 

42. DÀN NHẠC HOÀ TẤU

     Tập thể chia làm 3 hoặc 4 nhóm.
          - Nhóm 1: làm tiếng trống:  thùng thình
          - Nhóm 2: làm tiếng đàn: tưng, tưng,  tưng.
          - Nhóm 3: làm tiếng mõ; cốc, cốc, cốc.
          - Nhóm 4: làm tiếng kèn: to, tò,  tò, te.
     Quản tròù đưa tay vào nhóm nào thì nhóm đó thực hiện chức năng của mình. Quản trò có thể điều khiển một lúc cả hai tay và khi đưa cao thì 4 nhạc cụ đều kêu vang và ngân dài.
 

43. HÒ DÔ TA

(dựa theo bài hát hò yêu nươc)
Quản trò: đèo cao
Người chơi: dô ta
Quản trò: thì mặc đèo cao
Người chơi: dô ta.
Quản trò: nhưng mà cao quá .
Người chơi : dô ta
Quản trò: thì ta đi vòng
Người chơi: dô ta,ø dô tà, là hò dô ta, dô ta.
Chú ý: quản trò có thể thay đổi lời cho hấp dẫn và vui.

44. Cùng sở thích
* Mục đích: tạo sự thoải mái, vui tươi, làm quen
* Địa điểm: trong phòng
* Vật dụng: một người 1 mảnh giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Số lượng: không hạn chế, chia thành 2 nhóm Nam – Nữ
Cách chơi: 2 nhóm ngồi riêng biệt, mỗi người sẽ ghi những sở thích của mình (trung thực) vào miếng giấy, gồm:
- Họ tên
- Cao, cân nặng
- Sở thích: Hoa, màu sắc, phim, ca nhạc, nhiếp ảnh, thể thao, …
- Nguyện vọng trở thành: kỹ sư, bác sĩ, ca sĩ, …
Sau đó gom vào 2 cái nón và trao đổi (của Nam cho Nữ – của Nữ cho Nam). Sau khi trao đổi các mảnh giấy được chia đều cho mọi người (chưa được mở ra xem). Sau đó thứ tự từng người một đứng lên giới thiệu về mình và mở giấy ra đọc những sở thích của mình. Ai có trùng sở thích và các điều kiện khác được quà của BTC
45.  Tình yêu có lời
* Mục đích: vui tươi, lành mạnh, khôi hài, …
* Số lượng: 20 hoặc 40 người (đồng đều Nam – Nữ)
* Vật dụng: mỗi đội 5 miếng giấy nhỏ
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trên xe, trong phòng
Cách chơi: chia Nam và Nữ ra 2 nhóm trong phòng, bên Nam sẽ cùng nhau bàn luận và ghi 5 câu hỏi (tỏ tình) vào 5 miếng giấy – bên Nữ sẽ ghi 5 câu (từ chối) vào 5 miếng giấy. Sau 10 phút 2 đội đổi giấy cho nhau, sau đó tuần tự đọc câu tỏ tình (bên Nữ đọc) – có thể bình chọn những câu hay nhất, xuất sắc nhất
** Chú ý: nếu số người ít có thể quy định mỗi người ghi một câu
46. Đổ Nước Vào Chai
Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội. Phía trước mỗi đội, cách 4 – 6m, đặt những cái chai không. Người chơi mỗi đội xếp thành hàng dọc và lần lượt từng người sẽ lấy muỗng múc nước nơi thau (để ở vạch xuất phát) đi đổ vào chai, sau đó về trao muỗng cho người khác tiếp tục. Đội nào đổ đầy chai nước trước sẽ thắng.

Luật chơi:
Số người chơi các đội phải bằng nhau. Nếu số người trong đội đã đi hết 1 lần mà chai chưa đầy nước thì sẽ quay lại lượt của người đầu tiên. Trò chơi này cũng có thể áp dụng cách tính giờ để xác định đội thắng.
47. Cõng Bạn - Ăn Chuối
Cách chơi:
Người chơi được chia thành các đội có số lượng nam, nữ đều nhau. Bạn nam cõng ban nữ bịt mắt và còng tay.

Bắt đầu trò chơi bạn nam cõng bạn nữ chạy đến đích. Tại đây quản trò sẽ đưa quả chuối cho bạn nữ lột vỏ cho bạn nam ăn. Cặp nào ăn chuối xong thì chạy trở về vạch để cặp thứ hai tiếp tục thực hiện tương tự cho đến hết. Đội nào ăn chuối và về trước thì thắng.

Luật chơi:
- Khi lột chuối, bạn nữ không được dùng tay mà phải dùng miệng.
- Có bao nhiêu đội thì cần có bấy nhiêu người quản trò để đưa chuối và theo dõi các cặp ăn hết chuối.
48. Ngậm Muỗng Trong Thau
Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội. Mỗi đội từ 4 người trở lên. (Lưu ý: nếu là 4 người phải là 4 nam, hoặc 2 nam 2 nữ, không được chơi với đội hình là 4 nữ). Quản trò sẽ thổi còi và các đội di chuyển như sau:

Một người sẽ di chuyển bằng 2 tay. Người thứ 2 sẽ đứng phía sau cầm 2 chân của người thứ nhất đẩy đi. Cách vạch xuất phát khỏang 5m có đặt những cái thau bên trong đựng những cái muỗng. Người thứ nhất sẽ dùng miệng của mình để lấy 1 cái muỗng trong thau nước rồi quay về vạch xuất phát. Tương tự như thế, cặp thứ 2 sẽ tiếp sức cho cặp thứ nhất. Đội nào lấy được hết số muỗng trong thau của mình sớm nhất sẽ thắng cuộc.
Luật chơi:
Khi dùng miệng lấy muỗng trong thau, người thứ nhất không được chạm chân xuống đất. Nếu vi phạm, chiếc muỗng đó sẽ được để lại trong thau và đội đó phải bắt đầu lại từ vạch xuất phát.




BĂNG REO - TIẾNG REO TRONG LỬA TRẠI
(Xin giới thiệu một số băng reo - tiếng reo dùng trong sinh hoạt lửa trại.)

01.LỬA TRẠI

Người điều khiển (NĐK): Lửa bếp
Cử tọa (CT) : A! A! A!
NĐK : Lửa đốt nhà
CT : Ô - Ô - Ô
NĐK : Lửa lò
CT : A! A! A!
NĐK : Lửa giết chóc
CT : Ô - Ô - Ô
NĐK : Lửa pháo bông
CT : A! A! A!
NĐK : Lửa căm thù
CT : Ô - Ô - Ô
NĐK : Lửa trại
CT : Hoan hô - hoan hô - hoan hô

02. LỬA

NĐK : Ai tàn phá
CT : Lửa
NĐK : Ai thiêu hủy
CT : Lửa
NĐK : Ai soi sáng
CT : Lửa
NĐK : Reo mừng sự ấm áp nuôi dưỡng và soi sáng của lửa
CT : Hoan ca - hoan ca - hoan ca

03.NHÓM LỬA

NĐK : Hãy nhóm lên
CT : Ngọn lửa (tay trái đưa ra trước mặt, tay phải chỉ vào lòng bàn tay)
NĐK : Lửa hận thù
CT : Dập ngay (bàn tay trái úp, bàn tay phải đập mạnh lên lưng bàn tay trái)
NĐK : Lửa hờn căm
CT : Dập ngay (chân phải dậm xuống đất hai lần)
NĐK : Lửa yêu thương
CT : Ta cùng nhóm lên - Ah!
Sau đó bắt đầu hát: “Ngọn lửa trái tim”, “lửa trại”...

04. ĐUỐC SÁNG

NĐK : Đuốc sáng
CT : Soi chân lý (tay phải nắm lại như cầm đuốc, xoay mình một vòng)
NĐK : Thắp sáng
CT : Những niềm tin (hai tay để chéo lên ngực)
NĐK : Khơi gợi
CT : Những khát vọng (hai tay vung lên cao)
NĐK : Vươn đến
CT : Những tầm cao (hai tay nắm lại và tất cả cùng hô vang: “Chiến thắng! chiến thắng! chiến thắng!”).
Cùng nhau bắt bài hát về lửa...

05. HOAN HÔ ÁNH LỬA

NĐK : Lửa vui
CT : Hoan hoan hô
NĐK : Lửa vui
CT : Bùng bập bùng
NĐK : Lửa vui trong đêm nay, bừng sáng!
CT : Ố, à (hai tay giơ cao, nhanh)
NĐK : Sáng soi trong đêm mịt mù
CT : Ố, à (hai tay giơ cao, nhanh)

06. BẮT BÀI HÁT “LỬA TRẠI”

NĐK : Thắp đuốc
CT : Thắp đuốc (ngón trỏ trái làm đuốc, ngón trỏ phải làm lửa chạm vào nhau)
NĐK : Đuốc sáng
CT : Đuốc sáng (năm ngón tay bàn tay trái bung ra)
NĐK : Châm vào củi
CT : Châm vào củi (Nhón gót - tư thế châm vào đống củi)
NĐK : Bùng lên sáng
CT : Bùng lên sáng (động tác quì, hai tay vung lên cao như lửa)
NĐK : Sáng tràn lan
CT : Huy hoàng, huy hoàng, huy hoàng (vỗ tay, nhảy lên, cùng hát bài về ngọn lửa)

07. SÁNG - TỐI

NĐK : Trăng
CT : Sáng (dang hai tay, lòng bàn tay úp lại)
NĐK : Mây
CT : Bay (xoay mình sang phải rồi trái)
NĐK : Gió
CT : Thổi (nghiêng mình sang phải rồi trái)
NĐK : Sấm
CT : Ầm (khom người xuống)
NĐK : Mưa
CT : Rơi (đập hai tay xuống đất)
NĐK : Tối
CT : Khiếp sợ (hai tay bịt mặt, gục đầu)
NĐK : Sáng
CT : Ah (đứng phắt dậy - vỗ tay - hoan hô)

08. MỪNG LỬA THIÊNG

NĐK : Lửa nấu ăn
CT : A! Chúng ta nhóm lửa
NĐK : Lửa hận thù
CT : Ồ! Chúng ta dập tắt
NĐK : Lửa tình yêu
CT : A! Chúng ta nhóm lửa
NĐK : Lửa chiến tranh
CT : Ồ! Chúng ta dập tắt
NĐK : Lửa thiêng
CT : A (Hai tay xua trên đầu, sau cùng hô to: Hoan hô)

09. NỔI LỬA LÊN

Tất cả : U... u... u... u...
NĐK : Nổi lửa lên
CT : Xua tan bóng đêm
NĐK : Nổi lửa lên
CT : Nối vòng tay lớn
NĐK : Nổi lửa lên
CT : Nối vòng tay lớn
Cùng hát “Vui ánh lửa trại”

10. NỔI LỬA LÊN ĐI

NĐK : Ơ nào anh chị em ơi!
CT : Ơi!
NĐK : Nổi lửa lên đi
CT : Xua tan ngại ngần
NĐK : Nổi lửa lên đi
CT : Cho con tim hơi ấm
NĐK : Nổi lửa lên đi
CT : Nối liền con tim
NĐK : Nổi lửa lên đi
CT : Cho yêu thương tràn đầy
Cùng hát “Gọi lửa”

Trò chơi tập thể Rating: 4.5 Diposkan Oleh: huy dung