Giáo Xứ Thái Hà - Một người bạn ở nước ngoài gửi cho tôi bản tin của Interfax Matxcowa đề ngày 7 tháng 11. Tin cho biết Giáo Hội Chính Thống Nga vừa mở một cuộc hội luận rất lớn với chủ đề “Nước Nga Chính Thống giáo.”
Ngày thứ bảy, 5/11, tổng thống Nga Medvedev đã đến tham dự và đã có những lời phát biểu rất đáng chú ý. Ông nói: “Ðối với đất nước ta, Kitô giáo Chính Thống là nơi giữ gìn những giá trị trường cửu và những chân lý không thể chối cãi. Ðạo đã giúp cho vô vàn vô số người trong dân tộc ta tìm thấy chỗ đứng của mình trong cuộc sống, và cũng giúp họ hiểu được những điều xem ra khá đơn giản.” Sau đó tổng thống Medvedev nói lên cảm nghĩ cá nhân của mình: “Cảm nghĩ của riêng tôi với tư cách là một Kitô hữu Chính Thống giáo về những gì đã xảy đến trong 20 năm qua, thì tôi cho rằng đơn giản đây là một phép lạ. Nói thật lòng, 20 năm trước đây tôi đã không thể nào tưởng tượng nổi rằng sự hồi sinh, sự phục hưng đức tin nơi một số rất đông đồng bào ta lại lan truyền mau chóng đến mức đó.” Những lời của ông Medvedev như vọng lại phát biểu của Ðức Thượng Phụ Chính Thống Matxcowa một ngày trước đó, rằng: “Dân ta đã hồi sinh, bởi vì nhà thờ chẳng bao giờ được tái thiết và được trùng tu nếu người ta không có nhu cầu, nếu không có một khí thế rất mạnh từ cơ sở, và nếu những nhà thờ ấy không đầy người.”
Trong số những việc Nhà Nước Nga và Giáo Hội Chính Thống cùng làm, tổng thống Medvedev đặc biệt nhắc tới việc “đã đưa những kiến thức cơ bản về văn hóa tôn giáo vào trong chương trình học của nhiều nhà trường”. Ông cho biết, chương trình này đã áp dụng thí điểm trong 10.000 nhà trường ở 21 vùng và sang năm sẽ áp dụng cho các trường trên toàn quốc.
Gần một trăm năm sau Cách Mạng tháng 10, chuyện gì đang xảy ra ở bên Nga vậy? Hay là thực hiện lời tiên tri của Ðức Mẹ Fatima: nước Nga sẽ làm vinh danh Chúa? Sự siêu nhiên chỉ nên âm thầm chiêm nghiệm, chứ không nên đưa ra luận bàn. Nhưng lịch sử các cuộc Cách Mạng thì có thể luận bàn được. Thiết nghĩ các cuộc Cách Mạng lớn, như năm 1789 ở Pháp, 1917 ở Nga, rồi mấy mươi năm sau ở Ðông Âu, ở Trung Quốc, và ở Việt Nam đều đi qua ba giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất: người ta lật đổ, phá hủy một xã hội cũ bị coi là tồi tệ cả ở hạ tầng cơ sở lẫn thượng tầng kiến trúc. Khí thế Cách Mạng bừng bừng, trong số những cái bị hủy hoại, có những cái xấu thực, nhưng lẫn trong đống đổ nát đó, có những cái thực sự là tốt, nhưng trong cơn máu lửa người ta không kịp nhận thức. Vì thế, cuộc Cách Mạng nào cũng có nhiều người chết oan.
Giai đoạn thứ hai: sau khi xóa bỏ cái cũ, tất nhiên phải xây dựng cái mới. trong quá trình xây dựng này, bên cạnh những thành quả đạt được ít nhiều, thì những gì là tốt mà người ta đã lỡ phá hủy sẽ cho người ta cảm thấy như một sự hụt hẫng của xã hội, một giới hạn của sự phát triển khiến cho những ai có tâm huyết phải thao thức và bức xúc.
Giai đoạn thứ ba: quá trình nhận thức khiến cho người ta đi tìm những giá trị chân chính đã bị đánh mất.
Nói thì vắn tắt thế, nhưng mỗi giai đoạn đều phải trả giá bằng rất nhiều đau đớn, trì kéo, trở ngại. Những quyền lợi đối nghịch lại càng làm cho vấn đề thêm rắc rối, gay go, bi đát. Ðó là cả một tấn thảm kịch.
Riêng tôi có cảm tưởng như nước Nga đã đi qua cả ba giai đoạn, còn Việt Nam ta vẫn loay hoay đâu đó trong hỏa mù của giai đoạn thứ hai. Dĩ nhiên trong cuộc sống thì chẳng dễ phân định rạch ròi từng giai đoạn như vậy vì có nhiều nhân tố chồng chéo nhau, nhưng ít ra lối phân định như vậy cũng giúp ta tìm hiểu một số diễn biến. Ðàng khác, lịch sử chẳng bao giờ chấm dứt; dù có bao nhiêu lý tưởng và thành tựu thì vẫn cần những tiến bộ mới, cần phê và tự phê, nhưng tìm lại được những giá trị đã mất bao giờ cũng hứa hẹn một cuộc sống tốt đẹp hơn. Do đó, ta cảm nhận được sự phấn khởi và hy vọng chất chứa trong những lời của tổng thống Medvedev và Ðức Thượng Phụ Matxcova.
Những điều hai vị nói lên khiến tôi liên tưởng đến đoạn kết cuốn tiểu thuyết rất danh tiếng “Nghệ Nhân Và Margarita” của nhà văn Liên Xô, ông Mikhail Bulgakov (1891-1940). Bulgakov bắt đầu viết tác phẩm này năm 1928. Hồi đó ông nghĩ cuốn tiểu thuyết này sẽ chẳng bao giờ được xuất bản; viết rồi ông lại đốt nó đi. Ðốt đi rồi lại bồi hồi trăn trở không nguôi, và năm 1936 ông viết lại từ đầu, đến khi ông qua đời năm 1940, người ta tìm thấy bản thảo còn để trong ngăn kéo, và những người am hiểu văn chương bàng hoàng nhận ra đó là một kiệt tác. Và đúng như ông dự đoán, cuốn sách ấy không ai dám nghĩ là có thể ra mắt công chúng. Nhưng tình hình Liên Xô dù thay đổi rất chậm thì cũng vẫn thay đổi. Hơn một phần tư thế kỷ sau đó, năm 1966 cuốn sách được công bố, tuy cũng còn phải bớt đi mấy trang, mãi đến 1973 mọi người mới được đọc toàn văn. Ngày nay mọi người đều công nhận nó là một danh phẩm của văn học thế kỷ 20. Cuốn tiểu thuyết này đã từng được dịch qua tiếng Việt, nhưng đã lâu lắm rồi chưa thấy tái bản.
Trong cuốn sách này, Bulgakov cho Satan xuất hiện giữa Matxcova vào những năm 30 của thế kỷ 20. Sự xuất hiện của Satan khiến cho rất nhiều điều kinh dị xảy ra giữa thủ đô của Liên Xô, đồng thời cũng làm lộ rõ những tăm tối của lòng người và những khổ đau của những người có chân tâm. Ðiều lạ là xen kẽ với những chuyện giả tưởng hiện đại, tác giả trở về 19 thế kỷ trước để mô tả cảnh Philatô xử án Chúa Giêsu và vụ giết Chúa đã được ông hư cấu đi rất nhiều, dường như giữa hai thời điểm rất xa nhau đó có những quan hệ gì rất huyền bí. Cuối cùng Chúa Giêsu cho tông đồ Mathêu đến bảo Satan phải giải thoát cho Nghệ Nhân và người yêu là Margarita, nghĩa là cho họ được chết đi. Và những trang cuối của tác phẩm thật bất ngờ: nghệ nhân và Margarita ra khỏi thế gian này, họ đi vào một vùng sương khói man mác vì họ vẫn chưa xứng đáng được đến với ánh sáng. Trong cõi u minh ấy, họ gặp một người ngồi ngủ chập chờn đã gần 2000 năm rồi không sao tỉnh giấc được, chỉ có con chó trung thành thấy ai đi qua vẫn sủa gâu gâu vô vọng. Con người chìm trong giấc triền miên ấy là Philatô, và ông đã chìm vào giấc điệp từ hôm ông hỏi Chúa Giêsu: “Chân lý là cái gì?” Ðó là một câu hỏi rất khinh bạc, bởi vì ông chẳng tìm chân lý, cũng chẳng thèm biết chân lý là cái gì. Ông còn đang làm chính trị, còn đang tính toán tương quan lực lượng, còn đang cân nhắc lợi hại cho bản thân xem nên thả hay nên giết người vô tội. Giấc ngủ dài đã bắt đầu từ đó.
Ngày thứ bảy, 5/11, tổng thống Nga Medvedev đã đến tham dự và đã có những lời phát biểu rất đáng chú ý. Ông nói: “Ðối với đất nước ta, Kitô giáo Chính Thống là nơi giữ gìn những giá trị trường cửu và những chân lý không thể chối cãi. Ðạo đã giúp cho vô vàn vô số người trong dân tộc ta tìm thấy chỗ đứng của mình trong cuộc sống, và cũng giúp họ hiểu được những điều xem ra khá đơn giản.” Sau đó tổng thống Medvedev nói lên cảm nghĩ cá nhân của mình: “Cảm nghĩ của riêng tôi với tư cách là một Kitô hữu Chính Thống giáo về những gì đã xảy đến trong 20 năm qua, thì tôi cho rằng đơn giản đây là một phép lạ. Nói thật lòng, 20 năm trước đây tôi đã không thể nào tưởng tượng nổi rằng sự hồi sinh, sự phục hưng đức tin nơi một số rất đông đồng bào ta lại lan truyền mau chóng đến mức đó.” Những lời của ông Medvedev như vọng lại phát biểu của Ðức Thượng Phụ Chính Thống Matxcowa một ngày trước đó, rằng: “Dân ta đã hồi sinh, bởi vì nhà thờ chẳng bao giờ được tái thiết và được trùng tu nếu người ta không có nhu cầu, nếu không có một khí thế rất mạnh từ cơ sở, và nếu những nhà thờ ấy không đầy người.”
Trong số những việc Nhà Nước Nga và Giáo Hội Chính Thống cùng làm, tổng thống Medvedev đặc biệt nhắc tới việc “đã đưa những kiến thức cơ bản về văn hóa tôn giáo vào trong chương trình học của nhiều nhà trường”. Ông cho biết, chương trình này đã áp dụng thí điểm trong 10.000 nhà trường ở 21 vùng và sang năm sẽ áp dụng cho các trường trên toàn quốc.
Gần một trăm năm sau Cách Mạng tháng 10, chuyện gì đang xảy ra ở bên Nga vậy? Hay là thực hiện lời tiên tri của Ðức Mẹ Fatima: nước Nga sẽ làm vinh danh Chúa? Sự siêu nhiên chỉ nên âm thầm chiêm nghiệm, chứ không nên đưa ra luận bàn. Nhưng lịch sử các cuộc Cách Mạng thì có thể luận bàn được. Thiết nghĩ các cuộc Cách Mạng lớn, như năm 1789 ở Pháp, 1917 ở Nga, rồi mấy mươi năm sau ở Ðông Âu, ở Trung Quốc, và ở Việt Nam đều đi qua ba giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất: người ta lật đổ, phá hủy một xã hội cũ bị coi là tồi tệ cả ở hạ tầng cơ sở lẫn thượng tầng kiến trúc. Khí thế Cách Mạng bừng bừng, trong số những cái bị hủy hoại, có những cái xấu thực, nhưng lẫn trong đống đổ nát đó, có những cái thực sự là tốt, nhưng trong cơn máu lửa người ta không kịp nhận thức. Vì thế, cuộc Cách Mạng nào cũng có nhiều người chết oan.
Giai đoạn thứ hai: sau khi xóa bỏ cái cũ, tất nhiên phải xây dựng cái mới. trong quá trình xây dựng này, bên cạnh những thành quả đạt được ít nhiều, thì những gì là tốt mà người ta đã lỡ phá hủy sẽ cho người ta cảm thấy như một sự hụt hẫng của xã hội, một giới hạn của sự phát triển khiến cho những ai có tâm huyết phải thao thức và bức xúc.
Giai đoạn thứ ba: quá trình nhận thức khiến cho người ta đi tìm những giá trị chân chính đã bị đánh mất.
Nói thì vắn tắt thế, nhưng mỗi giai đoạn đều phải trả giá bằng rất nhiều đau đớn, trì kéo, trở ngại. Những quyền lợi đối nghịch lại càng làm cho vấn đề thêm rắc rối, gay go, bi đát. Ðó là cả một tấn thảm kịch.
Riêng tôi có cảm tưởng như nước Nga đã đi qua cả ba giai đoạn, còn Việt Nam ta vẫn loay hoay đâu đó trong hỏa mù của giai đoạn thứ hai. Dĩ nhiên trong cuộc sống thì chẳng dễ phân định rạch ròi từng giai đoạn như vậy vì có nhiều nhân tố chồng chéo nhau, nhưng ít ra lối phân định như vậy cũng giúp ta tìm hiểu một số diễn biến. Ðàng khác, lịch sử chẳng bao giờ chấm dứt; dù có bao nhiêu lý tưởng và thành tựu thì vẫn cần những tiến bộ mới, cần phê và tự phê, nhưng tìm lại được những giá trị đã mất bao giờ cũng hứa hẹn một cuộc sống tốt đẹp hơn. Do đó, ta cảm nhận được sự phấn khởi và hy vọng chất chứa trong những lời của tổng thống Medvedev và Ðức Thượng Phụ Matxcova.
Những điều hai vị nói lên khiến tôi liên tưởng đến đoạn kết cuốn tiểu thuyết rất danh tiếng “Nghệ Nhân Và Margarita” của nhà văn Liên Xô, ông Mikhail Bulgakov (1891-1940). Bulgakov bắt đầu viết tác phẩm này năm 1928. Hồi đó ông nghĩ cuốn tiểu thuyết này sẽ chẳng bao giờ được xuất bản; viết rồi ông lại đốt nó đi. Ðốt đi rồi lại bồi hồi trăn trở không nguôi, và năm 1936 ông viết lại từ đầu, đến khi ông qua đời năm 1940, người ta tìm thấy bản thảo còn để trong ngăn kéo, và những người am hiểu văn chương bàng hoàng nhận ra đó là một kiệt tác. Và đúng như ông dự đoán, cuốn sách ấy không ai dám nghĩ là có thể ra mắt công chúng. Nhưng tình hình Liên Xô dù thay đổi rất chậm thì cũng vẫn thay đổi. Hơn một phần tư thế kỷ sau đó, năm 1966 cuốn sách được công bố, tuy cũng còn phải bớt đi mấy trang, mãi đến 1973 mọi người mới được đọc toàn văn. Ngày nay mọi người đều công nhận nó là một danh phẩm của văn học thế kỷ 20. Cuốn tiểu thuyết này đã từng được dịch qua tiếng Việt, nhưng đã lâu lắm rồi chưa thấy tái bản.
Trong cuốn sách này, Bulgakov cho Satan xuất hiện giữa Matxcova vào những năm 30 của thế kỷ 20. Sự xuất hiện của Satan khiến cho rất nhiều điều kinh dị xảy ra giữa thủ đô của Liên Xô, đồng thời cũng làm lộ rõ những tăm tối của lòng người và những khổ đau của những người có chân tâm. Ðiều lạ là xen kẽ với những chuyện giả tưởng hiện đại, tác giả trở về 19 thế kỷ trước để mô tả cảnh Philatô xử án Chúa Giêsu và vụ giết Chúa đã được ông hư cấu đi rất nhiều, dường như giữa hai thời điểm rất xa nhau đó có những quan hệ gì rất huyền bí. Cuối cùng Chúa Giêsu cho tông đồ Mathêu đến bảo Satan phải giải thoát cho Nghệ Nhân và người yêu là Margarita, nghĩa là cho họ được chết đi. Và những trang cuối của tác phẩm thật bất ngờ: nghệ nhân và Margarita ra khỏi thế gian này, họ đi vào một vùng sương khói man mác vì họ vẫn chưa xứng đáng được đến với ánh sáng. Trong cõi u minh ấy, họ gặp một người ngồi ngủ chập chờn đã gần 2000 năm rồi không sao tỉnh giấc được, chỉ có con chó trung thành thấy ai đi qua vẫn sủa gâu gâu vô vọng. Con người chìm trong giấc triền miên ấy là Philatô, và ông đã chìm vào giấc điệp từ hôm ông hỏi Chúa Giêsu: “Chân lý là cái gì?” Ðó là một câu hỏi rất khinh bạc, bởi vì ông chẳng tìm chân lý, cũng chẳng thèm biết chân lý là cái gì. Ông còn đang làm chính trị, còn đang tính toán tương quan lực lượng, còn đang cân nhắc lợi hại cho bản thân xem nên thả hay nên giết người vô tội. Giấc ngủ dài đã bắt đầu từ đó.
Margarita là một người rất mực nhân ái và trong sáng. Cô cầm lòng không nổi trước con người hôn mê vô vọng. Cô hét lên: “Giải thoát cho người ta!”. Tâm thành động đến trời, từ đâu có tiếng như sấm nổ. Một vạt núi vỡ toang. Ánh trăng thanh dọi qua khe núi và Chúa Giêsu đến gần, con chó lại sủa gâu gâu gọi khách. Lần này Philatô bừng tỉnh đứng dậy, Giêsu và Philatô cùng sánh bước trong ánh trăng, đàm đạo tiếp về vấn đề đã bỏ dở 1900 năm trước. Chân lý là cái gì?
LM. Vũ Khởi Phụng