Thông cáo cho biết, văn kiện hướng dẫn mục vụ trong Năm Đức Tin sẽ được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI ký vào ngày lễ Hiển Linh 6-01, và được ban hành ngày 7-01.
Cũng trong thông cáo này, Bộ Giáo lý Đức Tin cho biết việc soạn thảo văn kiện đã được sự cộng tác của nhiều Bộ và Hội đồng trong Giáo triều, cũng như của Ủy ban chuẩn bị Năm Đức Tin.
Năm Đức Tin được ĐTC công bố qua Tự sắc Porta Fidei (Cánh cửa Đức Tin) ngày 11-10-2011, sẽ khai mạc vào ngày 11-10 năm nay, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Khai mạc Công đồng chung Vatican II, và sẽ bế mạc vào ngày 24-11-2013, lễ Chúa Kitô Vua Vũ trụ.
Năm Đức Tin được cử hành nhằm “góp phần làm sống lại nơi các tín hữu sự gắn bó với Chúa và đào sâu đức Tin, nhờ đó họ trở nên những chứng nhân đáng tin về Đấng Phục sinh, có thể chỉ cho mọi người biết cánh cửa dẫn vào đức Tin”.
Việc khai mạc Năm Đức Tin trùng với việc kỷ niệm hai sự kiện lớn trong lịch sử Giáo Hội: khai mạc Vatican II (11-10-1962), một công đồng từng được Chân phước Gioan XXIII mong muốn, và Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo (11-10-1992), vốn là ước nguyện của Chân phước Gioan Phaolô II.
Theo thông cáo này, những hướng dẫn mục vụ hướng vào việc giúp cho “cuộc gặp gỡ Đức Kitô, nhờ những chứng nhân đức Tin đích thực, là sự hiểu biết tốt nhất về nội dung đức Tin”. Những hướng dẫn này không loại trừ những đề nghị được Chúa Thánh Thần khơi dậy trong lòng các mục tử và tín hữu khắp nơi. Những hướng dẫn gồm bốn phần: Giáo Hội phổ quát; Hội đồng Giám mục; Giáo phận; Giáo xứ, cộng đoàn, hội đoàn và phong trào.
Cùng với lễ khai mạc trọng thể Năm Đức Tin và những sự kiện khác được đặt dưới sự chủ tọa của ĐTC, như Thượng Hội đồng Giám mục 2012, Đại hội Giới trẻ Thế giới 2013, còn có những sáng kiến đại kết hướng đến việc tái lập sự hiệp nhất các Kitô hữu. Do đó, một nghi lễ mang tính đại kết sẽ được tổ chức trọng thể để khẳng định lại niềm tin vào Đức Kitô của mọi người đã chịu phép Rửa tội.
Các Hội đồng Giám mục được đề nghị nâng cao phẩm chất việc huấn luyện giáo lý phổ quát cũng như giáo lý và các thủ bản địa phương, sao cho phù hợp với sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo. Cũng cần chú ý đến việc sử dụng công nghệ thông tin và các loại hình nghệ thuật như: phát thanh, truyền hình, điện ảnh, sách báo viết về đức Tin và những nội dung đức Tin, về những giá trị Công đồng Vatican II mang lại cho Giáo Hội và xã hội.
Tiếp theo, ở cấp giáo phận, Năm Đức Tin phải trở thành một cơ hội làm cho đức Tin và lý trí có được sự tương tác mang tính tích cực, thông qua các hội nghị, các buổi trao đổi nghiên cứu, nhất là tại các trường đại học Công giáo. Cũng cần phải tổ chức các buổi cử hành nghi thức thống hối, đặc biệt xét mình về các tội nghịch lại đức Tin.
Cuối cùng, tại các giáo xứ, cộng đoàn, hội đoàn, cần chú trọng vào việc cử hành đức Tin trong Phụng vụ, nhất là Phụng vụ Thánh Thể, bởi vì “Đức Tin của Hội Thánh được loan báo, cử hành và được ban thêm sức mạnh trong Bí tích Thánh thể là mầu nhiệm đức Tin và là nguồn phát sinh tân Phúc âm hóa”. Từ những khởi xướng này, cần đề ra, phát triển và phổ biến những đề nghị khác, nhất là những sáng kiến của những cộng đoàn và phong trào mới trong Giáo Hội.
Ngoài ra, bên cạnh Hội đồng Tòa Thánh về tân Phúc âm hóa, cũng sẽ thiết lập một Ủy ban Thư ký cho Năm Đức Tin nhằm phối hợp những sáng kiến của các Bộ trong Giáo triều Rôma cũng như của Giáo Hội tại khắp nơi trên thế giới. Sẽ có một trang web dành riêng cho việc thông tin về Năm Đức Tin. Bản Hướng dẫn mục vụ trong Năm Đức Tin của Bộ Giáo lý Đức Tin đưa ra lời mời gọi các tín hữu dấn thân trong Năm Đức Tin để “chia sẻ về Chúa Giêsu Kitô, ơn quý giá nhất đối với người Kitô hữu. Người là Đấng Cứu chuộc nhân loại, là Vua vũ trụ, là nguyên lý và là cùng đích của đức Tin”.
Cũng trong thông cáo này, Bộ Giáo lý Đức Tin cho biết việc soạn thảo văn kiện đã được sự cộng tác của nhiều Bộ và Hội đồng trong Giáo triều, cũng như của Ủy ban chuẩn bị Năm Đức Tin.
Năm Đức Tin được ĐTC công bố qua Tự sắc Porta Fidei (Cánh cửa Đức Tin) ngày 11-10-2011, sẽ khai mạc vào ngày 11-10 năm nay, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Khai mạc Công đồng chung Vatican II, và sẽ bế mạc vào ngày 24-11-2013, lễ Chúa Kitô Vua Vũ trụ.
Năm Đức Tin được cử hành nhằm “góp phần làm sống lại nơi các tín hữu sự gắn bó với Chúa và đào sâu đức Tin, nhờ đó họ trở nên những chứng nhân đáng tin về Đấng Phục sinh, có thể chỉ cho mọi người biết cánh cửa dẫn vào đức Tin”.
Việc khai mạc Năm Đức Tin trùng với việc kỷ niệm hai sự kiện lớn trong lịch sử Giáo Hội: khai mạc Vatican II (11-10-1962), một công đồng từng được Chân phước Gioan XXIII mong muốn, và Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo (11-10-1992), vốn là ước nguyện của Chân phước Gioan Phaolô II.
Theo thông cáo này, những hướng dẫn mục vụ hướng vào việc giúp cho “cuộc gặp gỡ Đức Kitô, nhờ những chứng nhân đức Tin đích thực, là sự hiểu biết tốt nhất về nội dung đức Tin”. Những hướng dẫn này không loại trừ những đề nghị được Chúa Thánh Thần khơi dậy trong lòng các mục tử và tín hữu khắp nơi. Những hướng dẫn gồm bốn phần: Giáo Hội phổ quát; Hội đồng Giám mục; Giáo phận; Giáo xứ, cộng đoàn, hội đoàn và phong trào.
Cùng với lễ khai mạc trọng thể Năm Đức Tin và những sự kiện khác được đặt dưới sự chủ tọa của ĐTC, như Thượng Hội đồng Giám mục 2012, Đại hội Giới trẻ Thế giới 2013, còn có những sáng kiến đại kết hướng đến việc tái lập sự hiệp nhất các Kitô hữu. Do đó, một nghi lễ mang tính đại kết sẽ được tổ chức trọng thể để khẳng định lại niềm tin vào Đức Kitô của mọi người đã chịu phép Rửa tội.
Các Hội đồng Giám mục được đề nghị nâng cao phẩm chất việc huấn luyện giáo lý phổ quát cũng như giáo lý và các thủ bản địa phương, sao cho phù hợp với sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo. Cũng cần chú ý đến việc sử dụng công nghệ thông tin và các loại hình nghệ thuật như: phát thanh, truyền hình, điện ảnh, sách báo viết về đức Tin và những nội dung đức Tin, về những giá trị Công đồng Vatican II mang lại cho Giáo Hội và xã hội.
Tiếp theo, ở cấp giáo phận, Năm Đức Tin phải trở thành một cơ hội làm cho đức Tin và lý trí có được sự tương tác mang tính tích cực, thông qua các hội nghị, các buổi trao đổi nghiên cứu, nhất là tại các trường đại học Công giáo. Cũng cần phải tổ chức các buổi cử hành nghi thức thống hối, đặc biệt xét mình về các tội nghịch lại đức Tin.
Cuối cùng, tại các giáo xứ, cộng đoàn, hội đoàn, cần chú trọng vào việc cử hành đức Tin trong Phụng vụ, nhất là Phụng vụ Thánh Thể, bởi vì “Đức Tin của Hội Thánh được loan báo, cử hành và được ban thêm sức mạnh trong Bí tích Thánh thể là mầu nhiệm đức Tin và là nguồn phát sinh tân Phúc âm hóa”. Từ những khởi xướng này, cần đề ra, phát triển và phổ biến những đề nghị khác, nhất là những sáng kiến của những cộng đoàn và phong trào mới trong Giáo Hội.
Ngoài ra, bên cạnh Hội đồng Tòa Thánh về tân Phúc âm hóa, cũng sẽ thiết lập một Ủy ban Thư ký cho Năm Đức Tin nhằm phối hợp những sáng kiến của các Bộ trong Giáo triều Rôma cũng như của Giáo Hội tại khắp nơi trên thế giới. Sẽ có một trang web dành riêng cho việc thông tin về Năm Đức Tin. Bản Hướng dẫn mục vụ trong Năm Đức Tin của Bộ Giáo lý Đức Tin đưa ra lời mời gọi các tín hữu dấn thân trong Năm Đức Tin để “chia sẻ về Chúa Giêsu Kitô, ơn quý giá nhất đối với người Kitô hữu. Người là Đấng Cứu chuộc nhân loại, là Vua vũ trụ, là nguyên lý và là cùng đích của đức Tin”.
(VIS, 5-1-2012)
An Phong
(Nguồn: WHĐ/VIS