Ngày 16-10-2011 Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã công bố Năm Đức Tin, nhân kỷ niệm 50 năm khai mở Công Đồng Chung Vatican II, và 20 năm công bố Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo. Năm Đức Tin sẽ bắt đầu ngày 11 tháng 10 năm 2012 và sẽ sẽ kết thúc ngày 24 tháng 11 năm 2013, lễ Chúa Kitô Vua. Hôm 7-1-2012, Bộ Giáo lý Đức tin đã cho công bố văn kiện mục vụ về việc cử hành Năm Đức Tin này.
Sau đây là bài phỏng vấn Linh mục Hermann Geissler, đặc trách Văn phòng giáo lý của Bộ Giáo lý Đức tin, về văn kiện của Bộ liên quan tới các chỉ dẫn mục vụ cho việc cử hành Năm Đức Tin.
Hỏi: Thưa cha Geissler, đâu là mục đích Bộ Giáo lý Đức tin nhắm tới, khi đưa ra các chỉ thị mục vụ cho Năm Đức Tin?
Đáp: Như đã biết, Bộ Giáo lý Đức tin không chỉ có thẩm quyền sửa chữa các sai lầm, mà trước hết là thăng tiến giáo lý sự thật. Tôi thấy văn kiện với các gợi ý mục vụ này hoàn toàn nằm trong nhiệm vụ thăng tiến ấy, cũng là nhiệm vụ chuyên biệt của Bộ Giáo lý Đức tin. Tôi cũng nhận thấy nó hoàn toàn nằm trong chương trình của Đức Thánh Cha, là khởi hành từ Chúa Kitô: tôi nhớ trong bài diễn văn mới đây với các nhân viên làm việc trong các cơ quan trung ương Tòa Thánh, Đức Thánh Cha có nói: "Nếu đức tin không lấy lại được sự sinh động của nó, thì tất cả các hình thức khác sẽ không hữu hiệu". Vì thế sự canh cải thực sự cần thiết trong Giáo Hội ngày nay là việc canh tân đức tin.
Văn kiện này nhắm ba mục đích. Mục đích thứ nhất là giúp tái khám phá ra cốt lõi của đức tin, nền tảng của đức tin là cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô, là Đấng yêu thương, nâng đỡ, khích lệ chúng ta, và chỉ cho chúng ta thấy tương lai cao cả. Mục đích thứ hai là giúp tất cả mọi người tái khám phá ra ý nghĩa và các tài liệu của Công Đồng Chung Vatican II. Nhiều người nói tới Công Đồng, nhưng khi đi sâu hơn một chút thì ít người thực sự biết các văn kiện của Công Đồng. Vì thế thật là quan trọng tái khám phá ra kho tàng đó. Mục đích thứ ba là tái khám phá ra đức tin trong tất cả vẻ đẹp và sự toàn vẹn của nó. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo có thể trợ giúp chúng ta rất nhiều, bởi vì cần phải hiểu biết giáo lý đức tin. Và Năm Đức Tin giúp chúng ta thực hiện điều này.
Hỏi: Thưa Cha, vậy văn kiện của Bộ đưa ra các đề nghị mục vụ nào?
Đáp: Văn kiện của Bộ đưa ra 40 đề nghị mục vụ tất cả, trong đó có các đề nghị liên quan tới Giáo Hội hoàn vũ, có các đề nghị liên quan tới các Hội đồng Giám mục, các đề nghị khác liên quan tới các giáo phận, giáo xứ, cộng đoàn, hội đoàn và phong trào.
Đối với Giáo Hội hoàn vũ, sẽ có nhiều biến cố có sự tham dự của Đức Thánh Cha: lễ nghi khai mạc Năm Đức Tin sẽ là việc cử hành kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Chung Vatican II. Thế rồi còn có Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới về việc tái truyền giảng Tin Mừng vào đầu Năm Đức Tin. Ngoài ra còn có các đại hội tổ chức tại Roma nhằm tái khám phá ra ý nghĩa của Công Đồng Chung Vatican II. Cũng sẽ có các buổi cử hành đại kết để thăng tiến sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô, vì tìm về hiệp nhất là một điểm mạnh của Công Đồng. Sẽ có một cuộc cử hành với tất cả mọi tín hữu Kitô để tái khẳng định niềm tin chung nơi Chúa Kitô.
Trên bình diện các Hội đồng Giám mục, tôi chỉ xin nhắc tới một đề nghị thôi: đó là tái dấn thân giảng dạy giáo lý, vì hiểu biết Giáo Lý là điều rất quan trọng. Chúng ta biết là trong nhiều phần của Giáo Hội, giáo lý đang gặp khủng hoảng. Do đó văn kiện của Bộ Giáo lý Đức tin khuyến khích các Giám mục soạn lại các tài liệu giáo lý phụ giúp cho phù hợp hơn với sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Cần phải có các bản văn giáo lý được biên soạn kỹ lưỡng để giúp giáo dân.
Riêng trên bình diện giáo phận, có lời đề nghị mỗi Giám mục công bố một thư mục tử về Năm Đức Tin, dạy giáo lý cho giới trẻ trong nhà thờ chính tòa hay các nhà thờ lớn, hay dạy giáo lý cho những người đang tìm kiếm niềm tin và ý nghĩa cuộc sống. Thế rồi còn có đề nghị canh tân cuộc đối thoại giữa đức tin và lý trí, vì ngày nay có nhiều người cho rằng giữa lý trí và đức tin không thể có sự đồng điệu. Trái lại Đức Thánh Cha khẳng định là chẳng những có sự đồng điệu, mà còn có tình bạn giữa đức tin và lý trí nữa. Để được như thế, các đại học Công giáo được yêu cầu thăng tiến các đại hội, các ngày học hỏi về đề tài này.
Trên bình diện giáo xứ, đề nghị chính yếu đơn sơ là làm sao để buổi cử hành bí tích Thánh Thể được thực thi một cách tốt đẹp. Vì Thánh Thể là Mầu Nhiệm Đức Tin và trong Thánh Thể, Chúa Giêsu canh tân đức tin nơi chúng ta, khích lệ, nâng đỡ và củng cố chúng ta. Từ Thánh Thể phải nảy sinh ra tất cả các đề nghị khác trên bình diện giáo xứ: canh tân giáo lý, phân phát sách giáo lý, cộng tác với các phong trào và các hiệp hội. Ở đây cũng cần có sự đồng tác và cộng tác mới của tất cả mọi lực lượng Giáo Hội.
Hỏi: Thưa cha, trên bình diện mục vụ cũng có hai biến cố kỷ niệm: kỷ niệm 50 năm ngày khai mở Công Đồng Chung Vatican II, và kỷ niệm 20 năm công bố Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, có đúng thế không?
Đáp: Vâng. Lễ khai mạc Năm Đức Tin là lễ kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Chung Vatican II và cũng có lễ nghi kết thúc Năm Đức Tin tại Roma cũng như tại mọi giáo phận trên thế giới nhằm tái khẳng định niềm tin của Giáo Hội cũng như niềm vui của đức tin trong Giáo Hội.
Tuy nhiên, văn kiện không nhấn mạnh trên các buổi cử hành cho bằng trên việc đào tạo đức tin cho tín hữu: phát động việc đào tạo trong toàn Giáo Hội là điều rất quan trọng. Cần phải tái khám phá ra ý nghĩa của Công Đồng Chung Vatican II, chính vì Công Đồng đã muốn khởi hành từ Chúa Kitô để canh tân toàn Giáo Hội, bằng cách đào sâu bản chất của Giáo Hội và tương quan của nó với thế giới ngày nay. Theo tôi, ở đây có nhiều thiếu sót, bởi vì nhiều tín hữu không biết các tài liệu của Công Đồng và không hiểu Công Đồng Chung Vatican II. Công Đồng đã muốn mở các cửa sổ để Thần Khí Chúa có thể bước vào thế giới, nhưng rất tiếc là tại nhiều nơi tinh thần của thế gian lại đã bước vào bên trong lòng Giáo Hội. Vì thế chúng ta phải trở lại với các văn bản của Công Đồng để tái khám phá ra các ý hướng lớn và ý nghĩa của các tài liệu đó. Và Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, mà chúng ta kỷ niệm 20 năm công bố, sẽ là một trợ giúp lớn. Giáo Lý trình bày giáo lý của Công Đồng bên trong toàn truyền thống và giáo lý của Giáo Hội, của đức tin, các bí tích, luân lý, lời cầu nguyện, và nó thực sự diễn tả một công trình tổng hợp lớn, cũng như giới thiệu với chúng ta bản hợp tấu của đức tin, vẻ đẹp và sự toàn vẹn của đức tin. Tôi hy vọng mọi tín hữu và các vị hữu trách trong Giáo Hội dùng dụng cụ này để tái khám phá ra kho tàng đức tin.
Hỏi: Thưa cha Geissler, trong các đề nghị cử hành trên bình diện giáo phận có các buổi cử hành sám hối để xin lỗi Thiên Chúa đặc biệt về các tội chống lại đức tin. Cha có thể đào sâu ý nghĩa của các buổi cử hành này và giá trị của các sáng kiến trong bối cảnh của Năm Đức Tin hay không?
Đáp: Vâng, tôi đã nói rằng đức tin là một ơn quý báu. Có một lần Tin Mừng nói đến "hạt ngọc qúy" và nếu đức tin thực sự là một ơn cao trọng, chúng ta phải trân trọng ơn đó, tiếp nhận nó, dưỡng nuôi, phổ biến nó và làm chứng cho nó. Và nếu chúng ta chân thành, thì phải nói đây là điểm có rất nhiều thiếu sót trong Giáo Hội. Có những tín hữu không biết đức tin là gì, họ không thực thi đức tin và thờ ơ với việc đào tạo đức tin. Đó là chưa nói tới việc làm chứng cho đức tin, là việc không có: khi trái tim không bừng cháy, thì không thể thông truyền đức tin được. Chúng ta phải công nhận rằng có các thiếu sót lớn, và tôi cũng mạn phép nói rằng có những giáo lý viên và những linh mục chẳng những đã không trình bày đức tin trong sự toàn vẹn, và trọn vẻ đẹp của nó, mà lại còn gieo rắc các nghi ngờ và những điều không chắc chắn nữa. Đây là điều rất trầm trọng. Có những thành phần của Giáo Hội nhấn mạnh trên chiều kích xã hội, nhân bản và coi đức tin như điều thứ yếu. Tôi nghĩ đây là vấn đề; và chúng ta phải thừa nhận rằng bên trong Giáo Hội chúng ta đã sai lầm. Theo tôi, chúng ta phải hiểu rằng các tội chống lại đức tin rất là trầm trọng và rất tai hại đối với Giáo Hội. Chúa Giêsu đã nói: "Nếu muối mất vị mặn, thì còn làm được gì nữa?" Đây là một câu hỏi rất nghiêm chỉnh. Và một lần nữa Chúa Giêsu nói với chúng ta: "Khi Con Người trở lại có còn tìm thấy niềm tin trên trái đất này nữa hay không?" Chúng ta phải tự vấn, và phải khiêm tốn xin lỗi Thiên Chúa vì các tội chống lại đức tin, mà chúng ta đã phạm.
Hỏi: Thưa cha, văn kiện có được soạn thảo với sự đóng góp của các cơ quan khác của Tòa Thánh hay không?
Đáp: Dĩ nhiên là có. Tại Roma chúng tôi luôn luôn làm việc chung với nhau. Văn kiện được soan thảo bởi Ủy ban chuẩn bị Năm Đức Tin, và Ủy ban này gồm 15 Hồng y và Giám mục, một số từ các giáo phận lớn trên thế giới, một phần là các vị đứng đầu các cơ quan trung ương của Tòa Thánh như Bộ Giáo dục Công giáo, Bộ các Giám mục, Bộ Giáo sĩ, Bộ Truyền giáo, Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo dân... Như thế, trong việc chuẩn bị cho Năm Đức Tin đã có sự làm việc chung tại Roma.
Thế rồi sau khi văn kiện được soạn thảo, nó đã được gửi tới tất cả các cơ quan tham dự và cả các cơ quan không có đại diện trong Ủy Ban, như Bộ Đời sống Thánh hiến, Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, Hội Đồng Tòa Thánh về Văn hóa. Tôi ước mong sự cộng tác này tiếp tục không chỉ tại Roma mà thôi. Chúng ta tất cả phải sát cánh chung quanh Đức Thánh Cha: các giám mục, linh mục, giáo dân, toàn thể Giáo Hội, để thăng tiến Năm Đức Tin này để nó thực sự trở thành một năm hồng ân.
Hỏi: Các sáng kiến khác nhau do các cơ quan Tòa Thánh thăng tiến cho Năm Đức tin này sẽ được phối hợp với nhau như thế nào thưa cha?
Đáp: Đây là câu hỏi quan trọng. Để phối hợp các sáng kiến do các cơ quan khác nhau của Tòa Thánh đề ra, Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng đã thành lập một văn phòng thư ký có nhiệm vụ phối hợp tất cả các sáng kiến thăng tiến tại Roma, tức là các sáng kiến lớn nhất trên bình diện phổ quát, cũng như đề nghị các sáng kiến mới, bởi vì các đề nghị của văn kiện đã được đơn sơ hóa. Nhưng Chúa Thánh Thần có thể khơi dậy nơi tâm trí các tín hữu và các chủ chăn các sáng kiến khác... Văn phòng thư ký này sẽ thành lập một địa chỉ liên mạng internet cung cấp các tin tức hữu ích cho tín hữu để họ hiểu biết tất cả mọi sáng kiến của Năm Đức Tin một cách rõ ràng.
Sau đây là bài phỏng vấn Linh mục Hermann Geissler, đặc trách Văn phòng giáo lý của Bộ Giáo lý Đức tin, về văn kiện của Bộ liên quan tới các chỉ dẫn mục vụ cho việc cử hành Năm Đức Tin.
Hỏi: Thưa cha Geissler, đâu là mục đích Bộ Giáo lý Đức tin nhắm tới, khi đưa ra các chỉ thị mục vụ cho Năm Đức Tin?
Đáp: Như đã biết, Bộ Giáo lý Đức tin không chỉ có thẩm quyền sửa chữa các sai lầm, mà trước hết là thăng tiến giáo lý sự thật. Tôi thấy văn kiện với các gợi ý mục vụ này hoàn toàn nằm trong nhiệm vụ thăng tiến ấy, cũng là nhiệm vụ chuyên biệt của Bộ Giáo lý Đức tin. Tôi cũng nhận thấy nó hoàn toàn nằm trong chương trình của Đức Thánh Cha, là khởi hành từ Chúa Kitô: tôi nhớ trong bài diễn văn mới đây với các nhân viên làm việc trong các cơ quan trung ương Tòa Thánh, Đức Thánh Cha có nói: "Nếu đức tin không lấy lại được sự sinh động của nó, thì tất cả các hình thức khác sẽ không hữu hiệu". Vì thế sự canh cải thực sự cần thiết trong Giáo Hội ngày nay là việc canh tân đức tin.
Văn kiện này nhắm ba mục đích. Mục đích thứ nhất là giúp tái khám phá ra cốt lõi của đức tin, nền tảng của đức tin là cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô, là Đấng yêu thương, nâng đỡ, khích lệ chúng ta, và chỉ cho chúng ta thấy tương lai cao cả. Mục đích thứ hai là giúp tất cả mọi người tái khám phá ra ý nghĩa và các tài liệu của Công Đồng Chung Vatican II. Nhiều người nói tới Công Đồng, nhưng khi đi sâu hơn một chút thì ít người thực sự biết các văn kiện của Công Đồng. Vì thế thật là quan trọng tái khám phá ra kho tàng đó. Mục đích thứ ba là tái khám phá ra đức tin trong tất cả vẻ đẹp và sự toàn vẹn của nó. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo có thể trợ giúp chúng ta rất nhiều, bởi vì cần phải hiểu biết giáo lý đức tin. Và Năm Đức Tin giúp chúng ta thực hiện điều này.
Hỏi: Thưa Cha, vậy văn kiện của Bộ đưa ra các đề nghị mục vụ nào?
Đáp: Văn kiện của Bộ đưa ra 40 đề nghị mục vụ tất cả, trong đó có các đề nghị liên quan tới Giáo Hội hoàn vũ, có các đề nghị liên quan tới các Hội đồng Giám mục, các đề nghị khác liên quan tới các giáo phận, giáo xứ, cộng đoàn, hội đoàn và phong trào.
Đối với Giáo Hội hoàn vũ, sẽ có nhiều biến cố có sự tham dự của Đức Thánh Cha: lễ nghi khai mạc Năm Đức Tin sẽ là việc cử hành kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Chung Vatican II. Thế rồi còn có Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới về việc tái truyền giảng Tin Mừng vào đầu Năm Đức Tin. Ngoài ra còn có các đại hội tổ chức tại Roma nhằm tái khám phá ra ý nghĩa của Công Đồng Chung Vatican II. Cũng sẽ có các buổi cử hành đại kết để thăng tiến sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô, vì tìm về hiệp nhất là một điểm mạnh của Công Đồng. Sẽ có một cuộc cử hành với tất cả mọi tín hữu Kitô để tái khẳng định niềm tin chung nơi Chúa Kitô.
Trên bình diện các Hội đồng Giám mục, tôi chỉ xin nhắc tới một đề nghị thôi: đó là tái dấn thân giảng dạy giáo lý, vì hiểu biết Giáo Lý là điều rất quan trọng. Chúng ta biết là trong nhiều phần của Giáo Hội, giáo lý đang gặp khủng hoảng. Do đó văn kiện của Bộ Giáo lý Đức tin khuyến khích các Giám mục soạn lại các tài liệu giáo lý phụ giúp cho phù hợp hơn với sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Cần phải có các bản văn giáo lý được biên soạn kỹ lưỡng để giúp giáo dân.
Riêng trên bình diện giáo phận, có lời đề nghị mỗi Giám mục công bố một thư mục tử về Năm Đức Tin, dạy giáo lý cho giới trẻ trong nhà thờ chính tòa hay các nhà thờ lớn, hay dạy giáo lý cho những người đang tìm kiếm niềm tin và ý nghĩa cuộc sống. Thế rồi còn có đề nghị canh tân cuộc đối thoại giữa đức tin và lý trí, vì ngày nay có nhiều người cho rằng giữa lý trí và đức tin không thể có sự đồng điệu. Trái lại Đức Thánh Cha khẳng định là chẳng những có sự đồng điệu, mà còn có tình bạn giữa đức tin và lý trí nữa. Để được như thế, các đại học Công giáo được yêu cầu thăng tiến các đại hội, các ngày học hỏi về đề tài này.
Trên bình diện giáo xứ, đề nghị chính yếu đơn sơ là làm sao để buổi cử hành bí tích Thánh Thể được thực thi một cách tốt đẹp. Vì Thánh Thể là Mầu Nhiệm Đức Tin và trong Thánh Thể, Chúa Giêsu canh tân đức tin nơi chúng ta, khích lệ, nâng đỡ và củng cố chúng ta. Từ Thánh Thể phải nảy sinh ra tất cả các đề nghị khác trên bình diện giáo xứ: canh tân giáo lý, phân phát sách giáo lý, cộng tác với các phong trào và các hiệp hội. Ở đây cũng cần có sự đồng tác và cộng tác mới của tất cả mọi lực lượng Giáo Hội.
Hỏi: Thưa cha, trên bình diện mục vụ cũng có hai biến cố kỷ niệm: kỷ niệm 50 năm ngày khai mở Công Đồng Chung Vatican II, và kỷ niệm 20 năm công bố Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, có đúng thế không?
Đáp: Vâng. Lễ khai mạc Năm Đức Tin là lễ kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Chung Vatican II và cũng có lễ nghi kết thúc Năm Đức Tin tại Roma cũng như tại mọi giáo phận trên thế giới nhằm tái khẳng định niềm tin của Giáo Hội cũng như niềm vui của đức tin trong Giáo Hội.
Tuy nhiên, văn kiện không nhấn mạnh trên các buổi cử hành cho bằng trên việc đào tạo đức tin cho tín hữu: phát động việc đào tạo trong toàn Giáo Hội là điều rất quan trọng. Cần phải tái khám phá ra ý nghĩa của Công Đồng Chung Vatican II, chính vì Công Đồng đã muốn khởi hành từ Chúa Kitô để canh tân toàn Giáo Hội, bằng cách đào sâu bản chất của Giáo Hội và tương quan của nó với thế giới ngày nay. Theo tôi, ở đây có nhiều thiếu sót, bởi vì nhiều tín hữu không biết các tài liệu của Công Đồng và không hiểu Công Đồng Chung Vatican II. Công Đồng đã muốn mở các cửa sổ để Thần Khí Chúa có thể bước vào thế giới, nhưng rất tiếc là tại nhiều nơi tinh thần của thế gian lại đã bước vào bên trong lòng Giáo Hội. Vì thế chúng ta phải trở lại với các văn bản của Công Đồng để tái khám phá ra các ý hướng lớn và ý nghĩa của các tài liệu đó. Và Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, mà chúng ta kỷ niệm 20 năm công bố, sẽ là một trợ giúp lớn. Giáo Lý trình bày giáo lý của Công Đồng bên trong toàn truyền thống và giáo lý của Giáo Hội, của đức tin, các bí tích, luân lý, lời cầu nguyện, và nó thực sự diễn tả một công trình tổng hợp lớn, cũng như giới thiệu với chúng ta bản hợp tấu của đức tin, vẻ đẹp và sự toàn vẹn của đức tin. Tôi hy vọng mọi tín hữu và các vị hữu trách trong Giáo Hội dùng dụng cụ này để tái khám phá ra kho tàng đức tin.
Hỏi: Thưa cha Geissler, trong các đề nghị cử hành trên bình diện giáo phận có các buổi cử hành sám hối để xin lỗi Thiên Chúa đặc biệt về các tội chống lại đức tin. Cha có thể đào sâu ý nghĩa của các buổi cử hành này và giá trị của các sáng kiến trong bối cảnh của Năm Đức Tin hay không?
Đáp: Vâng, tôi đã nói rằng đức tin là một ơn quý báu. Có một lần Tin Mừng nói đến "hạt ngọc qúy" và nếu đức tin thực sự là một ơn cao trọng, chúng ta phải trân trọng ơn đó, tiếp nhận nó, dưỡng nuôi, phổ biến nó và làm chứng cho nó. Và nếu chúng ta chân thành, thì phải nói đây là điểm có rất nhiều thiếu sót trong Giáo Hội. Có những tín hữu không biết đức tin là gì, họ không thực thi đức tin và thờ ơ với việc đào tạo đức tin. Đó là chưa nói tới việc làm chứng cho đức tin, là việc không có: khi trái tim không bừng cháy, thì không thể thông truyền đức tin được. Chúng ta phải công nhận rằng có các thiếu sót lớn, và tôi cũng mạn phép nói rằng có những giáo lý viên và những linh mục chẳng những đã không trình bày đức tin trong sự toàn vẹn, và trọn vẻ đẹp của nó, mà lại còn gieo rắc các nghi ngờ và những điều không chắc chắn nữa. Đây là điều rất trầm trọng. Có những thành phần của Giáo Hội nhấn mạnh trên chiều kích xã hội, nhân bản và coi đức tin như điều thứ yếu. Tôi nghĩ đây là vấn đề; và chúng ta phải thừa nhận rằng bên trong Giáo Hội chúng ta đã sai lầm. Theo tôi, chúng ta phải hiểu rằng các tội chống lại đức tin rất là trầm trọng và rất tai hại đối với Giáo Hội. Chúa Giêsu đã nói: "Nếu muối mất vị mặn, thì còn làm được gì nữa?" Đây là một câu hỏi rất nghiêm chỉnh. Và một lần nữa Chúa Giêsu nói với chúng ta: "Khi Con Người trở lại có còn tìm thấy niềm tin trên trái đất này nữa hay không?" Chúng ta phải tự vấn, và phải khiêm tốn xin lỗi Thiên Chúa vì các tội chống lại đức tin, mà chúng ta đã phạm.
Hỏi: Thưa cha, văn kiện có được soạn thảo với sự đóng góp của các cơ quan khác của Tòa Thánh hay không?
Đáp: Dĩ nhiên là có. Tại Roma chúng tôi luôn luôn làm việc chung với nhau. Văn kiện được soan thảo bởi Ủy ban chuẩn bị Năm Đức Tin, và Ủy ban này gồm 15 Hồng y và Giám mục, một số từ các giáo phận lớn trên thế giới, một phần là các vị đứng đầu các cơ quan trung ương của Tòa Thánh như Bộ Giáo dục Công giáo, Bộ các Giám mục, Bộ Giáo sĩ, Bộ Truyền giáo, Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo dân... Như thế, trong việc chuẩn bị cho Năm Đức Tin đã có sự làm việc chung tại Roma.
Thế rồi sau khi văn kiện được soạn thảo, nó đã được gửi tới tất cả các cơ quan tham dự và cả các cơ quan không có đại diện trong Ủy Ban, như Bộ Đời sống Thánh hiến, Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, Hội Đồng Tòa Thánh về Văn hóa. Tôi ước mong sự cộng tác này tiếp tục không chỉ tại Roma mà thôi. Chúng ta tất cả phải sát cánh chung quanh Đức Thánh Cha: các giám mục, linh mục, giáo dân, toàn thể Giáo Hội, để thăng tiến Năm Đức Tin này để nó thực sự trở thành một năm hồng ân.
Hỏi: Các sáng kiến khác nhau do các cơ quan Tòa Thánh thăng tiến cho Năm Đức tin này sẽ được phối hợp với nhau như thế nào thưa cha?
Đáp: Đây là câu hỏi quan trọng. Để phối hợp các sáng kiến do các cơ quan khác nhau của Tòa Thánh đề ra, Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng đã thành lập một văn phòng thư ký có nhiệm vụ phối hợp tất cả các sáng kiến thăng tiến tại Roma, tức là các sáng kiến lớn nhất trên bình diện phổ quát, cũng như đề nghị các sáng kiến mới, bởi vì các đề nghị của văn kiện đã được đơn sơ hóa. Nhưng Chúa Thánh Thần có thể khơi dậy nơi tâm trí các tín hữu và các chủ chăn các sáng kiến khác... Văn phòng thư ký này sẽ thành lập một địa chỉ liên mạng internet cung cấp các tin tức hữu ích cho tín hữu để họ hiểu biết tất cả mọi sáng kiến của Năm Đức Tin một cách rõ ràng.
Linh Tiến Khải
(Nguồn: R.Vatican)