Đây là một
dạng câu hỏi có xu hướng biến quan chức thành một người đối thoại trực
tiếp nhất, khi người ta cảm thấy có trách nhiệm giải thích sự phức tạp
của những thách thức mà nhân loại đang đối mặt: làm sao để cho không mục
tiêu nào cao hơn mục tiêu nào; làm sao để cuộc đấu tranh cho hòa bình,
cuộc chiến chống đói nghèo và cuộc chiến nhằm xóa bỏ bệnh tật phải được
tiến hành cùng một lúc v.v. – thật là nhạt nhèo và vô vị.
Lúc đó tôi
biết bỏ sự thận trọng và tìm được câu trả lời cho câu hỏi cực kì quá
đáng này. Nếu chúng ta phải lựa ra một việc mà chúng ta phải làm trước
hết, thì tôi xin đưa ra câu thần chú gồm bốn từ như sau: Giáo dục con
gái.
Thật là
đơn giản. Người ta đã chứng minh rằng không có việc gì cần làm hơn là
giáo dục các bé gái. Các công trình nghiên cứu của giới khoa bảng và
những dự án khảo sát đã khẳng định rằng lương tri có thể đã từng mách
bảo chúng ta: giáo dục một đứa con trai là giáo dục một con người, nhưng
giáo dục một đứa con gái là giáo dục một gia đình và làm lợi cho cả
cộng đồng.
Bằng chứng
thật là ấn tượng. Thời gian đến tường gia tăng của các bà mẹ có ảnh
hưởng đáng kể đối với sức khỏe, học hành và năng suất lao động khi
trưởng thành của con cái họ. Con của những bà mẹ có học luôn luôn học
hành giỏi giang hơn con của những ông bố có học và mẹ mù chữ. Biết rằng,
nói chung trẻ em thường ở bên cạnh mẹ, cho nên kết quả này không phải
là điều đáng ngạc nhiên.
Những cô
gái được học trên 6 năm biết cách tìm và sử dụng những chỉ dẫn về y tế
tốt hơn, biết chủng ngừa cho con và nhận thức được tầm quan trọng của
việc giữ gìn vệ sinh, từ dùng nước sôi cho đến việc rửa tay. Một nghiên
cứa của Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã khẳng định rằng “ở châu Phi, con
của những bà mẹ được học 5 năm có sắc suất sống qua tuổi lên 5 cao hơn
40% so với con của những bà không đi học”.
Hơn nữa,
một nghiên cứu của đại học Yale (Yale University) cho thấy rằng con sơ
sinh của những bà mẹ đã học tiểu học đều cao hơn và nặng hơn là con của
những bà mẹ thất học. Một dự án nghiên cứu của UNESCO cho thấy rằng “mỗi
một năm đi học của các bà mẹ lại làm giảm sắc suất tử vong của trẻ sơ
sinh từ 5% đến 10%”
Ưu điểm
của học vấn đối với sức khỏe còn đi xa hơn là việc sinh nở và sức khỏe
của trẻ em. Một nghiên cứu ở Zambia cho thấy tốc độ lan truyền AIDS ở
những cô gái thất học nhanh gấp đôi so với những cô gái từng đến trường.
Con gái có học lấy chồng muộn hơn, và thường ít bị đàn ông lớn tuổi lạm
dụng hơn. Phụ nữ có học thường có ít con hơn và đẻ thưa hơn, để có thời
gian chăm sóc con tốt hơn; theo một công trình nghiên cứu, so với những
người thất học, phụ nữ học hết lớp 7 thường có ít hơn từ 2 đến 3 con.
Ngân hàng
thế giới, vốn chính xác về mặt toán học, đánh giá rằng cứ bốn năm đi học
thì lại giảm được một lần sinh. Bang Kerala của Ấn Độ có mức sinh là
1,7 trên một cặp vợ chồng, trong khi bang Bihar là 4, là vì phụ nữ ở
Karala là những người có học, trong khi một nửa phụ nữ ở Bihar thất học.
Ngân hàng này còn nói thêm rằng càng nhiều thiếu nữ học trung học thì
thu nhập trên đầu người của đất nước càng tăng.
Hơn nữa,
phụ nữ lại học lẫn nhau, cho nên những người phụ nữ thất học thường ganh
đua với thành công của những phụ nữ có học. Phụ nữ lại còn dành nhiều
thu nhập hơn cho gia đình, đàn ông chưa chắc đã làm như thế (các cửa
hàng rượu ở vùng nông thôn Ấn Độ phát đạt là nhờ thói quen chi tiêu cho
những lạc thú của đàn ông). Và khi các cô gái có học làm việc ngoài đồng
– nhiều người trong các nước đang phát triển phải làm như thế – kiến
thức của họ làm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp và giảm suy
dinh dưỡng. Giáo dục thiếu nữ là bạn làm lợi cho cả công đồng.
Tôi học
được những chi tiết này từ người đồng nghiệp cũ là bà Catherine Bertini,
do những hoạt động không mệt mỏi và đầy hiệu quả mà năm 2004 Chương
trình Lương thực của Liên hiệp quốc đã trao cho bà giải thưởng Lương
thực thế giới. Như bà nói trong diễn từ: “Nếu có người nói với bạn rằng
chỉ cần trong vòng 12 năm, mỗi năm đầu tư 1 tỉ dollar, là bạn có thể
tăng được tốc độ phát triển kinh tế, giảm được tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ
sinh, tăng được sản lượng nông nghiệp, cải thiện được sức khỏe các bà
mẹ, cải thiện được sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, tăng
được số trẻ em – cả con gái lẫn con trai – đến trường, giảm được tốc độ
gia tăng dân số, tăng được số người – cả đàn ông và đàn bà – biết đọc
biết viết, giảm được tốc độ lan truyền bệnh AIDS, và đưa được những
người mới vào lực lượng lao động, và những người này có thể cải thiện
được tiền lương của họ mà không cần làm cho người khác thất nghiệp, thì
bạn sẽ nói gì? Thật là tuyệt vời! Cái gì vậy? Làm sao tôi có thể kí đăng
đây?”
Đáng buồn
là, thế giới chưa lao vào “đăng ký” với những thách thức của việc giáo
dục trẻ em gái; trong các nước đang phát triển, trẻ em gái luôn tụt hậu
so với bọn con trai trong việc tiếp cận với việc học tập. Có người đánh
giá rằng 65 triệu cô gái trên khắp thế giới không bao giờ được vào lớp
học. Nhưng để chúng thất học, thế giới còn phải trả giá nhiều hơn là chi
phí cho việc học tập của chúng.
Chắc chắn,
không có câu trả lời tốt hơn. Cựu Tổng thư ký LHQ, ông Kofi Annan, nói
một cách đơn giản như sau: “Không có chính sách nào khác có khả năng
nâng cao năng suất kinh tế, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và thai
phụ, cải thiện điều kiện dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, trong đó có
công tác phòng chống HIV/AIDS, và tăng cơ hội học tập cho thế hệ sau.
Xin hãy đầu tư cho phụ nữ và các bé gái. “
Shashi Tharoor (*)
Phạm Nguyên Trường dịch (Theo VHNA)
(*) Shashi
Tharoor sinh ngày 9 tháng 3 năm 1956 ở London. Ông từng là đại diện
chính thức của Ấn Độ tranh chức Tổng thư kí Liên hiệp quốc thay ông Kofi
Anan vào năm 2006. Ông từng là phó Tổng thư kí Liên hiệp quốc, phụ
trách lĩnh vực truyền công và thông tin công cộng từ năm 2002 đến năm
2007. Shashi Tharoor hiện là bộ trường về phát triển nguồn lực con
người. Tác phẩm mới nhất của ông Pax Indica: India and the World of the
21st Century.