Đôi điều suy tư về cuộc đời


Ở đời, chúng ta có những suy tư về cuộc sống khác nhau. Có người xem đời là hạnh phúc nhưng ngược lại có kẻ nghĩ đời là một núi khổ. Song song với quan niệm này, có người bảo cần phải tu vì họ cho rằng tu là cõi phúc. Cũng vì vậy, có ý kiến cho rằng: “Đời là bể khổ, tu là cõi phúc”.
Thật vậy, đời là gì? Bể khổ là gì? Theo từ điển Việt Nam, đời là xã hội loài người, là thế gian. Và bể khổ là cuộc sống ở đời, coi như đầy nỗi khổ. Ở đây, tác giả dân gian đã rất khôn khéo khi sử dụng danh từ cụ thể “bể” để chỉ một hình ảnh trừu tượng về sự khổ trần gian thì gấp bội.
Nhưng khổ là do đâu? Theo quan niệm nhà Phật, cuộc đời con người là một chuỗi đau khổ: Sinh, bệnh, lão, tử. Vì thế, Kinh Phật có câu: “Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”. Thật thế, Phật cho rằng: Cõi đời toàn là khổ, những niềm vui chỉ là tạm bở hào nhoáng như lớp sương bên ngoài. Đúng vậy, nỗi khổ con người thì quá mênh mông, quá sâu kín và muôn và dáng vẽ: Từ nỗi khổ đau đơn cảu bệnh tật đến nỗi khổ của sự dằn vặt tội lỗi; Từ nỗi khổ của hoàn cảnh éo le của cuộc tình đến nỗi khổ của con nợ không sao giải quyết được; Từ nỗi khổ uất ức của người nghèo đến nỗi khổ của kẻ thất bại trên đường đời...Qua những nỗi khổ đó, chúng ta cần xác định tư tưởng đúng đắn là: Sống phải biết chịu đựng đau khổ về thể xác cũng như tinh thần. Từ đó, Chúng ta hướng đến một gía trị cao hơn: “làm thế nào để tránh khỏi khổ?”.  
Quan điểm về “đời” của Phật giáo là vậy? Còn Ky-tô giáo thì sao? Ky-tô giáo khẳng định rằng: Chỉ có một mình Thiên Chúa là đấng trọn lành. Vì vậy, nếu khổ xuất phát từ những thảm họa như động đất, bão lũ...gây cho con người những thảm khốc, bi thương thì do khuyết điểm của thế giới. Bên cạnh đó, nếu khổ xuất phát từ chiến tranh giặc giã thì do con người lãm dụng tự do của Thiên Chúa. Mặt khác, nếu khổ do thân xác và tinh thần như đau yếu, bệnh tật và sự chết là do hậu quả của tội tổ tông. Thật vậy, qua những nỗi khổ mà con người phải gánh chịu, Thiên Chúa muốn thanh luyện linh hồn chúng ta và nhắc nhở chúng ta, thế gian này là nơi tạm gửi; Trời, mới là quê thật chúng ta. Ngoài ra, Linh hồn chúng ta và anh em chúng ta sẻ được sinh ích nếu chúng ta biết dâng những sự khổ đó cho Thiên Chúa.
Từ quan điểm: “đời là bể khổ”, tác giả dân gian đã vạch ra hướng đi nhằm giải quyết mâu thuận ở đời, đó là tu và quan niệm đó cho rằng tu là cõi phúc. Nhưng, tu là gì? Thế nào là cõi phúc? Hiểu một đơn giản, tu là tu sửa, là sửa lại cho đúng. Còn cõi phúc là những điều may mắn, là những hạnh phúc tinh thần một lớn lao. Một lần nữa, tác giả dân gian đã khôn khéo khi sử dụng danh từ cụ thể “cõi”, chỉ một vùng đất rộng lớn, để nói lên tính từ “phúc” đấy tràn và chứa chan gấp bội.
Nhưng vì sao tu là cõi phúc? Quả thật, tu tự nó không phải là hạnh phúc, Nói cách khác, tu là cõi phúc hay không phụ thuộc vào cách ta tu hành. Nếu ta tu đúng đắn, hạnh phúc sẻ xuất hiện một cách tự nhiên. Ngược lại, nếu ta tu “chân trong, chân ngoài” thì hạnh phúc chỉ là ảo tưởng. Ông cha ta rất có lý khi khuyên con cháu khi tu phải tu sửa bản thân mình, để sống xứng đáng là thân phận người: “Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha, kính mẹ, mới là chân tu” hay “thứ nhất tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Vì khi đó, ta tu thì bạn thân mình hạnh phúc, tiếp đó là gia đình và xã hội hạnh phúc. Thế giới sẻ không còn chiến tranh, hiềm thù ghen ghét. Có như vậy, tu mới là cõi phúc.
Nhưng, người không tu thì sao? Họ có hạnh phúc chăng? Quả thế, nếu biết sai mà không sửa thì lại thêm sai. Khí ấy, kẻ đó không chỉ gây bất hạnh cho chính bạn thân mà còn cả gia đình, xa hơn nữa là cho toàn nhân loại. Trường hợp Mục sư Luther là ví dụ điển hành. Ông đã chống lại giáo hội công giáo, mặc dù ông biết việc ông làm sai cắn rứt lương tâm ông nhưng ông không sửa. Vì thế, hậu quả là gần 700 triệu người tách ra khỏi công giáo và lập ra giáo hội tin lành.
Bên cạnh đó, tu còn có nghĩa là tu hành. Tức là, người đi tu từ bỏ những luyến ai thế gian vào chốn linh thiên nào đó rồi tu. Đệ tử nhà Phật thì vào nhà Chùa còn Tu sĩ ky-tô giáo vào chốn tu viện. Người phật tử, khi họ đã vào Chùa, họ cắt tóc, từ bỏ “tham, sân si”, ăn chay niệm phật để cứu độ thế giới. Như vậy, họ xem là cõi phúc. Còn Tu sĩ trong ky-tô giáo từ bỏ “mọi sự”vào tu viên để sống nghiêm ngặt với ba lời khấn: “vâng phục, khó nghèo, khiết tịnh”. Qua đời sống phục vụ nhân loại, họ chiếu tỏa hình ảnh Thiên Chúa nơi mọi người. Như vậy, họ xem đó là cõi phúc của những người tận hiến cho Đức Ky-tô để phục vụ nhân loại.
Nhưng, đi tu sẻ là mối họa. Khi kể đó đi tu chỉ vì tính toán cá nhân, hay vì danh dự cho gia đình, họ hành. Quả thật, họ sẻ không tìm được hạnh phúc nới ơn gọi mà họ đang chọn. Bởi thế, nỗi khổ sẻ luôn rình rập bên họ.
Tóm lại, qua những suy tư về cuộc sống: “Đời là bể khổ, tu là cõi phúc”; phải chăng đó là những suy nghĩ tính toán cá nhân? Thực tế, đời là bể khổ không sai; Tu là cõi phúc, đối với những người có quan điểm chân chính. Chính vì vậy, qua phần phân tích ở trên, ta thấy rằng, tu là cõi phúc đối với những người hay suy tư, đắn đo. Còn đối với chúng ta, những người đang theo đuổi ơn gọi cao quý. Chúng ta luôn cần sống lạc quan. Và chúng ta cũng cần nhận ra rằng: Đối với mỗi người, ai cũng có lỗi lầm, có khuyết điểm đòi hỏi cần xác định chính mình để rồi tìm hướng giải quyết, tìm cách tu luyện để trở thành người tốt.  
JB HOÀNG HỒ
Đôi điều suy tư về cuộc đời Đôi điều suy tư về cuộc đời Reviewed by Admin on 06:52:00 Rating: 5