ĐGH Francis - Tôi Khóc Thương Cho Các Kitô Ngày Nay Vẫn Chịu Khổ Hình

(Vatican Radio) Trong bài giảng của Ngài trong Thánh Lễ sáng Thứ Sáu (02/05/2014), Đức Giáo Hoàng Phanxicô than khóc rằng trong thế giới ngày nay vẫn còn có “những kẻ thống trị lương tâm” [những cảnh sát tư tưởng] và ở một số quốc gia thì bạn vẫn có thể bị giam tù chỉ vì mang theo một cuốn Tin Mừng hay mang một Thập Giá. Ngài cũng xưng thú với những người hiện diện rằng Ngài khóc trước những tin một số Kitô hữu chịu nhục hình, bởi vì ngày nay vẫn có những người giết người khác vì danh Chúa.
Bài giảng của Đức Giáo Hoàng gợi hứng từ trình thuật Tin Mừng về việc hoá bánh và cá ra nhiều và bài đọc từ Sách Tông Đồ Công Vụ, trong đó các môn đệ của Đức Kitô bị Thượng Hội Đồng đánh đập. Đức Giáo Hoàng đưa ra ba biểu tượng: thứ nhất là tình yêu của Đức Giêsu dành cho dân, sự chú ý của Ngài đến các vấn đề của dân. Ngài nói rằng Chúa không bận tâm đến việc có bao nhiêu người đi theo Ngài, Ngài “không bao giờ thậm chí nghĩ đến việc dùng đến một cảm thức” để xem liệu “Hội Thánh đã đang phát triển hay chưa… không! Ngài nói, giảng dạy, yêu thương, đồng hành, bước đi trên con đường cùng với dân, hiền lành và khiêm nhường”. Ngài nói bằng quyền năng, đó chính là, bằng “quyền năng của tình yêu”.
Biểu tượng thứ hai là “sự ghen tương” của các nhà lãnh đạo tôn giáo thời ấy: “Họ không thể chịu đựng được sự kiện người ta theo Chúa Giêsu! Họ không thể chịu nổi! Họ ghen. Đây thực sự là một thái độ tồi tệ. Ghen tương và đố kỵ, chúng ta biết rằng cha đẻ của sự ghen tương chính là “ma quỷ”. Chính là ngang qua sự ghen tương mà sự dữ đã xâm nhập vào thế gian”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục: “Những người này biết rõ Đức Giêsu là ai: họ biết rõ! Những người này cũng chính là những người đã trả tiền cho đám lính để nói rằng các môn đệ đã lấy cắp xác Đức Kitô”.  
“Họ đã trả giá để bịt miệng sự thật. Người ta có thể thực sự đôi khi là sự dữ! Bởi vì khi chúng ta trả giá để che đậy sự thật, thì chúng ta đang thực hiện một tội ác vô cùng lớn lao. Và đó là lý do vì sao mà người dân biết họ là ai. Người dân không theo họ, nhưng họ phải chịu đựng những con người này vì họ có quyền: quyền thờ phượng, quyền ra kỷ luật về giáo hội, nguyền trên người dân…và người ta theo. Chúa Giêsu nói rằng họ bị đè nặng bởi những gánh nặng áp bức và bắt họ phải mang vác trên đôi vai của họ. Những con người này không thể chịu nổi sự hiền lành của Chúa Giêsu, họ không thể chịu đựng được sự hiền lành của Tin Mừng, họ không thể chịu đựng được tình yêu. Và họ trả giá cho sự ghen tương, cho sự hận thù”.
Trong suốt thời gian tập trung tại Hội Đường có một người “khôn ngoan”, tên là Gamaliel, người đã yêu cầu các nhà lãnh đạo tôn giáo trả tự do cho các tông đồ. Do đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định rằng, có hai biểu tượng đầu tiên: Chúa Giêsu Đấng xúc động khi nhìn thấy người dân “không có người chăm sóc” và các nhà cầm quyền tôn giáo…. 
“Những người này, với động cơ chính trị, và với động cơ của giáo hội vẫn tiếp tục thống trị người dân… Và vì thế, họ đưa các tông đồ ra, sau khi người khôn ngoan này nói, những người được gọi là các tông đồ và cho đánh đập và ra lệnh cho các Ngài không được giảng dạy nhân danh Đức Giêsu nữa. Rồi họ cho thả các tông đồ. ‘Chúng ta phải làm một điều gì đó, chúng ta sẽ bắt họ phải im tiếng và rồi hãy thả họ ra! Bất công nhưng họ đã thực hiện. Họ chính là những nhà thống trị lương tâm [cảnh sát tư tưởng], và cảm thấy là họ có quyền để làm như thế. Những kẻ thống trị lương tâm…Thậm chí ngày nay trên thế giới, vẫn còn quá nhiều những kẻ như thế”.
Rồi sau đó Đức Giáo Hoàng thú nhận: “Tôi đã khóc khi tôi nhìn thấy những báo cáo về những tin tức mà người Kitô hữu chịu khổ hình ở quốc gia nào đó, mà không phải là Kitô Giáo. Ngài chỉ ra, ngày nay vẫn thế vẫn còn đó những kẻ giết và sát hại, nhân danh Thiên Chúa. Ngày nay vẫn thế,
chúng ta vẫn thấy nhiều người” giống như các tông đồ mà “lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giê-su”. Ngài nói, điều này “chính là biểu tượng thứ ba ngày nay. Niềm vui của việc làm chứng”. 
“Biểu tượng thứ nhất: Chúa Giêsu với người dân, tình yêu của Ngài, con đường Ngài đã dạy chúng ta mà chúng ta phải theo. Biểu tượng thứ hai: tình trạng đạo đức giả của những nhà lãnh đạo tôn giáo của dân, những người đã bắt giam những người dân bằng những giới luật, với sự vô cảm, luật pháp sơ cứng, và những kẻ trả tiền để che đậy sự thật. Biểu tượng thứ ba: niềm vui của các tử đạo Kitô Giáo, niềm vui của quá nhiều anh chị em chúng ta những người đã cảm nếm niềm vui này trong lịch sử, niềm vui này mà họ thấy quá xứng đáng để chịu khổ nhục vì danh Đức Kitô. Và ngày nay còn quá nhiều người như thế! Hãy nghĩ về điều ấy ở một số quốc gia, bạn có thể bị bỏ tù chỉ vì mang theo một cuốn Kinh Thánh. Bạn không được phép mang Thánh giá hoặc là bạn sẽ bị kết án. Nhưng tâm hồn thì hân hoan. Ba biểu tượng này: chúng ta hãy nhìn vào chúng trong thế giới ngày hôm nay. Đây là một phần của lịch sử cứu độ của chúng ta”.  
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ News.va)
ĐGH Francis - Tôi Khóc Thương Cho Các Kitô Ngày Nay Vẫn Chịu Khổ Hình ĐGH Francis - Tôi Khóc Thương Cho Các Kitô Ngày Nay Vẫn Chịu Khổ Hình Reviewed by rgfr on 19:11:00 Rating: 5