Các Đại Chủng viện ở Việt Nam (1)

10.05.2008
.
Chủng viện: (tiếng La Tinh seminarium = vườn ươm, do từ semen = hạt giống) là nơi đào tạo chủng sinh hay tu sĩ để trở thành  linh mục. Ngày 15-7-1563, Công đồng Trent đã chỉ thị thành lập trong mỗi giáo phận một chủng viện. Chủng viện thường đào tạo chủng sinh về 4 lĩnh vực: nhân bản, tri thức, đạo đức và mục vụ (x. Tông huấn Pastores dabo vobis của ĐTC Gioan Phaolô II, 1992).
Người ta phân biệt đại chủng viện và tiểu chủng viện. Đại chủng viện là chủng viện thật sự để đào tạo các ứng viên linh mục về triết học và thần học trong thời gian từ 6-8 năm. Tiểu chủng viện thường là một trường trung học cấp II và cấp III dành cho các học sinh nội trú (tiểu chủng sinh) chuẩn bị bước vào đại chủng viện. Trước năm 1957, các giáo phận ở miền Bắc và trước năm 1975, các giáo phận ở miền Trung và miền Nam Việt Nam đều có các tiểu chủng viện. Sau đó hình thức này không còn thích hợp và được thay thế bằng chế độ ứng sinh dự tu vào chủng viện. Các ứng sinh này ở gia đình, theo học văn hoá ở các trường đại học và mỗi tháng tập trung một vài ngày để được đào tạo về tu đức trước khi thật sự được tuyển vào đại chủng viện.
Chủng viện có nhiều loại tuỳ theo nó được thành lập do cấp nào và đặt dưới thẩm quyền của ai. Ta thấy có chủng viện của giáo phận, liên giáo phận, giáo tỉnh, giáo miền và Toà Thánh. Sắc lệnh Optatam totius của Công đồng Vatican II năm 1965 đề cập rộng rãi về chương trình huấn luyện chủng sinh và việc điều hành chủng viện. Tông hiến Sapientia Christiana năm 1979 của ĐTC Gioan Phaolô II nói về các đại học và phân khoa của Hội Thánh.
Trước đây Giáo hoàng Học viện Piô X ở Đà Lạt là một chủng viện cấp giáo miền vì thu nhận các chủng sinh của các giáo phận ở Việt Nam, Lào, Cambodia và một số nước vùng Đông Nam Á. Chủng viện này được thành lập năm 1958, trực thuộc Toà Thánh và do các linh mục dòng Tên, thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, điều hành và giảng dạy. Học viện này đã cấp nhiều bằng cử nhân Thần học và đã có 3 linh mục đang dọn luận án Tiến sĩ tại đây thì phải ngưng hoạt động vào năm 1976.
Giáo hội Việt Nam hiện nay có 6 chủng viện ở cấp liên giáo phận. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về mỗi chủng viện.



Lược sử:
Đại chủng viện (ĐCV) Hà Nội hình thành sơ khởi ở Kẻ Vĩnh, Kẻ Non, rồi đến Kẻ Sở.
Năm 1934, khi bắt đầu mở ĐCV Xuân Bích ở Liễu Giai, Hà Nội, các lớp cuối cùng ở Kẻ Sở vẫn tiếp tục, cho tới tháng 3-1935, truyền chức được 6 linh mục, 1 phó tế, 20 chức nhỏ và 4 cắt tóc, rồi ngừng hoạt động.
Năm 1929, các cha Xuân Bích (cha Léon Paliard Lý và cha Uzureau Đoán) được mời tới.
Năm 1932, Đức cha J. de Guébriant làm phép viên đá đầu tiên của ĐCV ở Liễu Giai. Năm 1934, mở niên khoá đầu tiên được 30 thầy cho các địa phận Hà Nội, Hưng Hoá, Phát Diệm, Thanh Hoá và Vinh.
Ngày 19-12-1946, ĐCV bị giải tán. Qua năm 1947, Đức cha François Chaize Thịnh gọi một số thầy về học chung với các thầy dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà Ấp.
Năm 1948, mở lại ĐCV tại cơ sở cũ của “Tràng Thử” (Probatorium) được xây dựng từ năm 1928 ở 40 phố Nhà Chung, Hà Nội. Cha chính Huy làm bề trên. Đức cha Thịnh dạy luân lý. Các cha Nhân, Khiết, Mai, Vinh du học Pháp về làm giáo sư.
Năm 1949, cha Yves Hemon mất ở Bãi Cháy, cha Gastine từ Pháp qua làm bề trên cho tới cuộc di cư vào Nam năm 1954.
Khi tu hội Xuân Bích di cư vào miền Nam 1954, cơ sở lại trở thành Tiểu Chủng viện Thánh Gioan với 198 chủng sinh, do cha Phạm Đình Tụng (nay là Hồng y) làm giám đốc. Kết quả đã đào tạo nơi đây trên 60 linh mục, trong đó hiện có hai giám mục.
Sau khi bị giải tán (1960), cơ sở Tiểu Chủng viện Thánh Gioan, sau 11 năm bỏ không, đã trở thành ĐCV Thánh Giuse Hà Nội, từ niên khoá 1971-1977 và Đức tổng giám mục phó Trịnh Văn Căn làm giám đốc.
Các khoá đào tạo
* Khoá đầu tiên (1973-1977) đã đào tạo được 9 linh mục. Năm 1978-1980 là khoá hàm thụ cho bốn thầy giảng về học và đã được thụ phong linh mục ngày 26-10-1980.
* Khoá thứ II (1981-1987) gồm 18 chủng sinh, thuộc 3 giáo phận: Hà Nội (8), Hải Phòng (6) và Thái Bình (4).
- Năm 1987 có ba thầy về học hàm thụ và được chịu chức ngày 25-3-1993.
- Năm 1992-1994 là khoá bồi dưỡng bổ túc cho 35 cựu sinh viên thuộc 7 giáo phận. Khoá tu nghiệp này ra trường ngày 10-6-1994.
- Năm 1994-1995 là khoá tu nghiệp bồi dưỡng khác cho 12 linh mục thuộc giáo phận Bùi Chu, ra trường ngày 27-1-1995.
* Khoá 1989-1995 là khoá III chính thức, gồm 56 đại chủng sinh của 7 giáo phận vẫn theo tỷ lệ của Nhà nước ấn định và chấp thuận.
- Năm 1992-1994 là lớp “bổ túc” cho các thầy thuộc 3 giáo phận (7) và dòng Châu Sơn (1). Gồm 35 linh mục và chủng sinh lớn tuổi.
* Khóa 1994-2001 là khóa thứ V với 62 chủng sinh của 8 giáo phận gồm Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phát Diệm, Hưng Hóa, Thái Bình.
* Khoá VI (1996-2003) gồm 57 chủng sinh .
* Khoá VII (1998-2005) gồm 48 chủng sinh.
* Khoá VIII (2000-2007) gồm 57 chủng sinh.
* Khoá IX (2002-2009) gồm 57 chủng sinh.
* Khóa X (2004-2011) gồm 79 chủng sinh.
* Ban Giám đốc hiện nay:
- Giám đốc: Linh mục Lôrenxô Chu Văn Minh, Thần học Tín Lý.
- Phó giám đốc 1: Linh mục Giuse Nguyễn Văn Diễm, Thánh Kinh Nhất Lãm, Cánh Chung học, Luân lý học.
- Phó giám đốc 2: Linh mục Gioan Vũ Tất, Giáo luật và Giáo Lý.
- Giám học : Linh mục Giuse Phạm Ngọc Khuê, Thần học Tín Lý.
- Phụ trách Linh hướng: Linh mục Giuse Phan Thiện Ân, Phụng vụ.
- Linh mục Cosma Hoàng Văn Đạt, Tu đức.
- Phụ trách Kỷ luật: Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thái (SDB), La Tinh, Việt văn, Triết học và Anh văn.
* Ban Giáo sư Đại chủng viện:
- Giám mục Antôn Vũ Huy Chương, Thần học và bối cảnh.
- Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Đệ (SDB), Thần học linh hướng, làm việc có phương pháp và học thuyết xã hội của Giáo hội.
- Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Tâm lý học.
- Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên, làm việc có phương pháp, chuyên đề mục vụ.
- Giám mục Stêphanô Tri Bửu Thiên, Đạo đức sinh học.
- Linh mục Bat Nguyễn Quang Anh (PSS), Luân lý cơ bản, Công bằng xã hội.
- Linh mục Đaminh Đặng Văn Cầu, Sư phạm Giáo lý.
- Linh mục Giuse Trần Xuân Chiêu, Thần học Luân lý.
- Linh mục Phêrô Cao Văn Đạt, Giáo luật, Tâm lý, Mục vụ.
- Linh mục Phêrô Huỳnh Văn Hai, Triết học.
- Linh mục G.B. Nguyễn Sơn Hải, La tinh.
- Linh mục Đaminh Trần Thái Hiệp (PSS), Triết học Tây phương, Siêu hình học, Đạo học Đông phương.
- Linh mục Antôn Trần Minh Hiển, Luân lý.
- Linh mục Phêrô Nguyễn Kim Long, Thánh nhạc.
- Linh mục F.X. Vũ Phan Long, Dẫn nhập Tân Ước, Ngũ thư, Văn chương Khôn ngoan, Tin Mừng Nhất lãm, Công vụ Tông đồ, các thư Phaolô, Khải huyền, Thần học Kinh Thánh.
- Linh mục Giuse Đặng Đức Ngân, Giáo luật.
- Linh mục Gioan Đặng Văn Nghĩa, Truyền giáo.
- Linh mục Matthêu Hoàng Đình Ninh, Đời sống cơ bản.
- Linh mục Micae Lê Xuân Tân, Thần học các Tôn giáo, Kitô học.
- Linh mục Phêrô Trần Hữu Thành, Sống Lời Chúa, Kim chỉ năm Linh mục.
- Linh mục Anphongsô Trần Khánh Thành (PSS), Ngôn sứ, Thánh vịnh, Văn chương Khôn ngoan, các thư Phaolô, Khải huyền.
- Linh mục Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Phụng vụ .
- Linh mục Tôma Aquinô Nguyễn Xuân Thủy, Giáo sử, Dẫn vào Cựu Ước, Môi trường Tân Ước.
* Địa chỉ
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE HÀ NỘI
40 phố Nhà Chung, P. Hành Trống, Q. Hoàn Kiếm - Hà Nội
Đt: 04 8289853
Fax: 84 04 9285073
Email:dcvhanoi@hn.vnn.vn
Website: daichungvienhanoi.com



Lược sử:
Tại Huế, từ những năm 1740, đã có ĐCV Carôlô do Đức Khâm Sứ Elzéar des Achards de la Baume sáng lập và vẫn được các cha Hội Thừa sai Paris duy trì, dù phải trải qua bao khó khăn. Năm 1850, khi địa phận Huế được chính thức thành lập, các sinh hoạt của ĐCV càng được tăng cường thêm nữa.
Năm 1960, Toà Thánh thiết lập Hàng Giáo phẩm Giáo hội Việt Nam và Đức cha Phêrô Martinô Ngô Đình Thục được chọn làm Tổng giám mục Huế. Ngài đã mời các cha Hội Xuân Bích ra Huế để phụ trách việc giáo dục các linh mục tương lai.
Ngày 1-9-1962, ĐCV Huế khai giảng và đã đón nhận các chủng sinh của giáo tỉnh miền Trung: Huế, Đà Nẵng, Kontum, Quy Nhơn, Ban Mê Thuột và Nha Trang.
Từ năm 1975, sinh hoạt chủng viện bị ngưng trệ nhiều năm. Đến mùa Xuân 1994, Đức Tgm. Stêphanô Nguyễn Như Thể được chọn làm Giám quản Tông toà và các cha Hội Xuân Bích Việt Nam được mời tiếp tục công việc giáo dục chủng viện như trước. Mùa hè 1994, chủng viện đã được ráo riết sửa chữa để kịp khai giảng ngày 22-11-1994 với 40 chủng sinh (khoá I) của hai giáo phận Huế và Đà Nẵng. Khoá III (1998) tựu trường có thêm 7 chủng sinh của giáo phận Kontum. Như thế có ba giáo phận gửi chủng sinh đến Huế là: Huế, Kontum và Đà Nẵng. Niên khoá 1999-2000 có tổng số 92 chủng sinh.
* Ban Giám đốc:
- Giám đốc: Linh mục Dominico Trần Thái Hiệp.
- Phó giám đốc: Linh mục P.X Nguyễn Tiến Cát
- Giám học: Linh mục Giuse Hồ Thứ
- Linh hướng: theo truyền thống Hội Xuân Bích: các cha giáo cũng là các cha linh hướng, trừ cha Giám đốc.
- Quản lý: Linh mục Anphong Trần Khánh Thành.
* Ban Giáo sư thường trực:
- Linh mục Barth Nguyễn Quang Anh
- Linh mục Louis Nguyễn Văn Bính
- Linh mục P.X. Nguyễn Tiến Cát
- Linh mục G.B. Nguyễn Văn Đán
- Linh mục Antôn Trần Minh Hiển
- Linh mục Dominico Trần Thái Hiệp
- Linh mục Micae Trần Minh Huy
- Linh mục Anphong Nguyễn Hữu Long
- Linh mục Phêrô Nguyễn Lân Mẫn
- Linh mục Dominico Vũ Đình Thái
- Linh mục Anphong Trần Khánh Thành
- Linh mục Giuse Hồ Thứ.
* Giáo sư thỉnh giảng:
- Linh mục Giuse Lê Công Đức
- Linh mục Antôn Nguyễn Mạnh Đồng
- Linh mục Phaolô Đậu Văn Hồng
- Linh mục Phêrô Kim Long
- Linh mục Giuse Đặng Thanh Minh
- Linh mục Giuse Phạm Văn Nhân
- Linh mục Albertô Trần Phúc Nhân
- Linh mục Anrê Ngô Văn Nhơn
- Linh mục Matthêu Hoàng Đình Ninh
- Linh mục Bonaventura Mai Thái
- Linh mục Phêrô Phan Xuân Thanh
- Linh mục Antôn Nguyễn Trường Thăng
- Linh mục Giuse Trịnh Văn Thậm
- Linh mục Antôn Nguyễn Văn Tuyến
- Linh mục Antôn Trần Văn Trường
- Linh mục Louis Nguyễn Quang Vinh
* Các giảng viên không phải là linh mục:
- Giáo sư Nguyễn Khắc Dương
- Giáo sư đặc trách môn Sử Việt Nam:
+ Giáo sư Đỗ Quang Tuyến
+ Giáo sư Phạm Hồng Việt.
* Các môn học được giảng dạy tại Đại chủng viện:
A. Ban Triết học 3 năm:
Năm I Ban Triết học :
-  Giáo dục nhân bản
-  Lịch sử cứu độ
-  Nhập môn các môn: Tu đức, Phụng vụ, Kinh Thánh
-  Sinh ngữ: Anh, Pháp, La Tinh
-  Lịch sử Việt Nam ( Năm I và năm II)
Năm II và III Ban Triết học:
-  Triết sử
-  Siêu hình học ( Hữu thể và Tri thức học)
-  Luân lý học
-  Tâm lý học
-  Luân lý cơ bản
-  Kinh Thánh: Cựu Ước và Tân Ước
-  Giáo sử
-  Tu đức
-  Phụng vụ Thánh Lễ và Năm Phụng vụ
-  Tôn Giáo học
B. Ban Thần học 4 năm:
-  Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước
-  Thần học Tín lý
-  Thần học về các Tôn giáo
-  Luân lý chuyên biệt
-  Đạo đức sinh học
-  Bí tích học
-  Giáo Phụ học
-  Phụng vụ Bích Tích
-  Lịch sử Truyền Giáo
-  Thần học Mục vụ
-  Sứ Mệnh học ( Missiologie)
-  Giáo luật
-  Giảng thuyết
 *  Số chủng sinh của các khóa học hiện nay:
 (Các chủng sinh ngoại trú do mỗi giáo phận tự tổ chức)
 Số chủng sinh hiện ở ĐCV trong niên khoá 2002-2003 là 89 gồm 4 khoá:
 - Khóa III (Thần học IV): 25 chủng sinh.
 - Khóa IV (Thần họcII): 21 chủng sinh.
 - Khóa VI ( Triết II): 29 chủng sinh.
* Địa chỉ 
 ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ
 30 Kim Long, TP. Huế - Việt Nam
 Đt: 054 51058
 Fax: 054 529265
 Email:dcvhuexb@gmail.com

Các Đại Chủng viện ở Việt Nam (1) Rating: 4.5 Diposkan Oleh: huy dung