- “Ðiều tôi khẩn nguyện là xin cho lòng yêu mến nơi anh em được đầy tràn mãi mãi trong tri thức và tất cả nhận thức để anh em có thể minh chứng những điều tốt hơn”(Phil. 1:9-10),
Ý nghĩa nguyên thủy của Ơn Gọi (Vocation) là một lời mời gọi làm một phận sự nào đó trong cuộc sống. Ý nghĩa này vẫn còn phù hợp với những ai được gọi sống đời tu trì hay dấn thân vào một tác vụ chuyên biệt trong xã hội. Ðối với ơn gọi sống đời tu trì, người ta đã phân biệt thành ơn gọi làm tu sĩ (nam hay nữ) và ơn gọi làm linh mục, gọi chung là Ơn Thiên Triệu (Divine Call). Ðôi khi một người có thể nhận cả hai, như những linh mục dòng. Ơn Thiên Triệu làm LM hướng về một chức năng trong giáo hội, trong khi Ơn Thiên Triệu làm tu sĩ thì hướng về một đời sống mang bổn phận phải tiến tới trọn lành. Gía trị của sự phân biệt này là giúp tìm ra những phẩm chất phù hợp với khuynh hướng tu trì của các thỉnh viên.
NHỮNG QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CỦA ƠN THIÊN TRIỆU
Mặc dù đã có sự xác định về bản chất của ơn Thiên Triệu qua tông thư “Sedes Sapientiae”(tạm dịch: Ngai Tòa của sự Khôn Ngoan) của ÐGH Piô XII, 1956, nhưng vẫn còn những quan niệm khác nhau cần được trình bày.
1. Quan niệm “Ơn Gọi Ngoại Tại” (External Vocation) đã cho rằng ơn gọi có hai thành phần: cụ thể (material) và hình thái (formal). Thành phần cụ thể là Ơn Chúa Gọi biểu hiệu qua những phẩm chất có sẵn trong các thỉnh sinh như tinh thần, thể lý, luân lý và nhất là có ý ngay lành. Thành phần hình thái là ơn gọi lãnh nhận một tác vụ lãnh đạo hợp lệ trong giáo hội. Vì vậy, chỉ có những người đã được ơn gọi làm LM hay Tu Sĩ mới có năng quyền trong giáo hội. Thành phần cụ thể của ơn gọi đã không đưa đến một năng quyền thiêng liêng cho LM, TS, nhưng năng quyền đó hiện hữu qua tác động hợp lệ của hàng giáo phẩm.
2. Quan niệm “hấp lực” (Attraction) cho rằng người ta có thể được sở hữu một ơn gọi mà Chúa trực tiếp ban một cách riêng biệt và trong người đó luôn luôn có một hấp lực siêu hình hoặc một cảm giác xúc động, không thể ngờ vực, trong phần sâu thẳm nhất của tâm hồn.
3. Quan niệm “Ơn Gọi Nội Tại” (Internal Vocation) nhận định rằng ơn gọi là lời mời gọi của Chúa đến một người trong hình thức của một ơn đặc biệt khiến cho người ấy chấp nhận cuộc sống mà anh/chị ta được kêu mời để sống. Ơn đặc biệt này dường như nghiêng về thành phần cụ thể của ơn gọi hơn là thành phần hình thái, mặc dù thành phần hình thái vẫn cần để xác định sự chân thật của ơn gọi nội tại.
Trong ba quan niệm nói trên, quan niệm ơn gọi nội tại đã chính xác nhất. Trong Kinh Thánh, ơn gọi được nói đến cách đặc biệt, và xác định rằng mỗi trạng thái của cuộc sống đều là ơn của Chúa. (Mt.16:24; 1 Cor.7:25-35). Các Thánh Phụ trong giáo hội thời sơ khai cũng đồng ý, nếu không có ơn gọi nội tại, không ai nên theo đuổi đời sống tu trì, dù là LM hay TS. Các Ðức Giáo Hoàng, như ÐGH Piô XI và Piô XII, đã đồng ý với quan niệm này.
Riêng ÐGH Piô XII đã dạy rằng Ơn Thiên Triệu có hai thành phần chính, một là thiêng liêng, hai là giáo hội. Trong thành phần thiêng liêng, ơn Chúa gọi nhận lãnh đời sống LM hay TS. Nếu không có thành phần này, cả nền tảng của ơn gọi đều không có. Thành phần giáo hội đòi hỏi có sự tuyển chọn (mời gọi) của các đấng bản quyền hợp lệ trong giáo hội. Nhờ vậy ơn Thiên Triệu mới được chứng thật, thử thách, hướng dẫn, và chấp nhận bởi những vị có thẩm quyền. Quyết định của những vị này đặt căn bản trên sự hiện diện hay vắng mặt của một số dấu chỉ chắc chắn trong các thỉnh viên. (theo tông thư Sedes Sapientiae).
NHỮNG DẤU CHỈ CỦA ƠN THIÊN TRIỆU
Tuy không thể có sự xác định tuyệt đối về ơn Thiên Triệu của một người, nhưng sự xác định luân lý có thể nhận diện được qua những dấu chỉ, để thẩm định về ơn Thiên Triệu của người đó. Những dấu chỉ đó có thể là:
1. Không có những trở ngại tự nhiên hay luật điều về ơn Thiên Triệu của một người, chiếu theo giáo luật và hiến pháp của dòng tu.
2. Một số điều kiện hay thích nghi cần phải có, như hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ, sự thăng bằng về tình cảm, quân bình về sự quí trọng những của cải thế gian, đạo đức, khả năng hòa đồng, trí thông minh, và luân lý. Luân lý ở đây ám chỉ không những đời sống độc thân do ơn gọi đòi hỏi, nhưng còn là sự chân thành, thẳng thắn và rộng lượng.
3. Phải có ý ngay lành hoặc động lực chính xác. Ðiều này vô cùng quan trọng trong tất cả những dấu chỉ nêu trên. Sự chấp nhận ơn Thiên Triệu đòi hỏi một kiến thức về Ơn Gọi Thánh tùy theo khả năng và lứa tuổi, tự do hoàn toàn để chọn lựa, ý chí vững mạnh để theo đuổi những thiện ích. Phải có ước muốn chắc chắn để đạt được mục đích của ơn Thiên Triệu, như phụng sự Chúa và anh em qua đời sống truyền giáo, qua phụng vụ thánh thể...
Nếu không có ý ngay lành, người ta chỉ có thể theo đuổi ơn Thiên Triệu trong một thời gian giới hạn mà thôi. Ý ngay lành phải được thể hiện qua lối sống của thỉnh viên.
Những dấu cho thấy một người không có ơn Thiên Triệu, có thể kể đến như sự thiếu khả năng tự chế, nóng tánh cách bất thường để đưa đến việc không thể vâng lời, thiếu mềm dẻo, hay ghen tương, và phán đoán lệch lạc.
TÂM LÝ ƠN GỌI
Trong cuốn “Choosing a Vocation” (Chọn Lựa Một Nghề), Boston, 1909, ông Frank Parson, một nhà giáo dục và xã hội đã trình bày lý thuyết căn bản hình thành môn Tâm Lý Nghề Nghiệp (Vocational Psychology). Lý thuyết tâm lý nghề nghiệp của Parson được chia thành ba điểm chính:
1. Tự hiểu cách rõ ràng về chính mình, về những khuynh hướng, khả năng, quan tâm, tham vọng, phương sách, giới hạn của mình và những nguyên nhân của chúng.
2. Hiểu biết về những đòi hỏi và điều kiện của thành công, những ưu và khuyết điểm, những quyền lợi, cơ hội, và hi vọng thành công trong những chiều hướng khác nhau của công việc.
3. Suy tính thực sự về những tương quan giữa hai nhóm sự kiện nói trên.
Ngay sau khi Parson qua đời, lý thuyết của ông đã được nhiều người công nhận. Năm 1911, đại học Harvard đã thành lập khoa huấn luyện những cố vấn hướng nghiệp, và năm 1913 Hội Hướng Nghiệp Quốc Gia (National Vocational Guidance Association) ở Mỹ đã được thành lập.
Mối quan tâm lớn của các nhà tâm lý ơn gọi Công Giáo là làm thế nào có thể đưa những nguyên tắc phát triển hướng nghiệp vào việc tuyển chọn các ơn gọi tôn giáo. Ðã có những ý kiến khác biệt, tỏ mối lo ngại về việc đưa môn tâm lý thời đại, với vật chất và tự nhiên, (khuynh hướng của Freud), vào lãnh vực tôn giáo mà căn bản là siêu nhiên. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới nhất đã cho thấy không có sự đối nghịch giữa khoa tâm lý hiện đại và môn thần học ân sủng trong việc thích ứng vào lãnh vực ơn gọi tôn giáo. Những thử nghiệm tâm lý không bao giờ qua mặt những phương thức tuyển chọn ơn gọi đã có, hoặc xen vào diễn tiến hướng dẫn tinh thần, nhưng chỉ đóng vai hỗ trợ những phương thức và kỹ thuật đã có.
Khoa tâm lý ngày nay đã và đang cung cấp những quan niệm có thể giải thích những phương diện tự nhiên của sự chọn lựa ơn gọi trong lãnh vực tôn giáo. Việc xử dụng những lý thuyết tâm lý đương thời vào sự chọn lựa ơn gọi tôn giáo còn cần thiết để tìm ra những nguyên nhân bỏ cuộc của các chủng sinh ở chủng viện, cũng như của các thỉnh sinh trong dòng tu, đồng thời xác định những người đang mang tâm bệnh để phòng ngừa.
Nhà tâm lý ơn gọi hôm nay đóng ba vai trò chính:
1. Là người chuẩn đoán (diagnostician), ông sẽ phải đối diện với câu hỏi về điều đã cấu thành sự thỏa mãn và mục đích trong tâm lý thẩm định của các thỉnh sinh về đời sống tôn giáo để chọn lựa dòng, triều.
2. Là người cố vấn, ông phải hỏi, cách cặn kẽ, vị hướng dẫn tinh thần của các thỉnh sinh về sự xác định giới hạn những hoạt động của các thỉnh sinh đó.
3. Là nhà khoa học thực hành, ông phải lướt qua tất cả những lý thuyết hướng tới sự chọn lựa ơn gọi và phát triển, đồng thời đưa những trực giác tự nhiên này đến lãnh vực ơn gọi tôn giáo.
ƠN GỌI SỐNG ÐỜI SIÊU NHIÊN
Chúa mời gọi con người nhận lãnh món qùa tình yêu của Ngài, là chính Ngài, để sống đời ân sủng cũng như những phương tiện Ngài cung cấp qua sự nhận lãnh đó. Vì cuộc sống này vượt trên tất cả những quyền lực, những nhu cầu thiết yếu, và những ơn riêng của bất cứ tạo vật nào khác, nên là cuộc sống siêu nhiên.
Những nhân vật được Chúa gọi sống đời siêu nhiên trong Cựu Ước như các tổ phụ Abraham, Môi-Sê, tiên tri Isaia... để thực hiện công tác làm cho dân Israel trở thành dân của Chúa hay cộng đồng giao ước, của tất cả mọi người (Acts 2:39) qua Ðức Kitô (Rom. 1:6; 1Cor. 7:20, 24) trong Ðức Chúa Thánh Thần (Eph. 4:4), trở nên chủng tộc mới của Chúa, dân Israel mới hay cộng đồng giao ước phục vụ ý định của Ngài trong lịch sử, chấp nhận những ân sủng của Ngài, sống và thờ phượng trong hi vọng được chia sẻ vinh quang muôn đời của Ngài (1 Thes. 5:24).
Toàn bộ Tân Ước dạy rằng, ơn gọi sống đời siêu nhiên đưa đến “ân sủng của Ðức Kitô” (Gal. 1:6), là đưa đến một cuộc sống không đơn thuần tự nhiên, nhưng siêu nhiên. Câu hỏi được đặt ra ở đây: Vì ơn gọi sống đời siêu nhiên không những là phổ quát, nhưng còn là cá nhân, vậy người ta có tự do chấp nhận hay phủ nhận ơn gọi này không? Một số nhân vật cấp tiến ở thế kỷ thứ XIX đã cho rằng, người ta không nhất thiết phải chấp nhận, vì ơn gọi này ban đi như một món quà tặng; chính Chúa cũng không ban truyền như một huấn lệnh. Ngược lại, giáo huấn Công Giáo, trong khi vẫn giữ phần hơn của sự siêu nhiên, dạy rằng ơn gọi sống đời siêu nhiên đòi hỏi tất cả mọi người phải chấp nhận và theo đuổi. (ÐGH Lêo XIII, Tông Huấn Libertas Praestantissimum – “Về bản tính của tự do con người.” 1888). Nhiều nhà thần học nghĩ rằng các thiên thần đã sa ngã và ông Adam đã phạm tội là vì không chấp nhận ơn gọi này và chỉ tìm kiếm hạnh phúc qua những sự vật tự nhiên mà thôi. Cũng vậy, Giáo Hội quan niệm rằng sự từ chối ơn gọi sống đời siêu nhiên là lỗi lầm căn bản của các thuyết tự nhiên (naturalism) và thế tục (secularism).
BỔN PHẬN PHẢI THEO ÐUỔI ƠN THIÊN TRIỆU
Có hai ý kiến được các tác gỉa có thế gía trình bày. Ý kiến thứ nhất cho rằng bởi vì ơn Thiên Triệu làm LM hay TS không phải là huấn lệnh (precept), nhưng chỉ là lời khuyên (counsel), nên nếu không tuân hành cũng không phạm tội. Ðó là ý kiến của Vermeersch, Berthier, Bouvier, A. Carr, và E.P. Farrell. Tuy nhiên các tác giả này công nhận một luật trừ, trường hợp có sự bất khả kháng để được cứu rỗi.
Ý kiến thứ hai quan niệm rằng bất cứ ai được Chúa ban ơn Thiên Triệu đều có bổn phận phải theo đuổi, nếu không sẽ có tội, và sự nghiêm trọng của bổn phận sẽ được xét xử theo từng trường hợp. Ý kiến của các tác giả Cajetan, Thánh Alphonsus, Passerini, Leclercq, W. Farrell, S. Osbourn. Những lý do căn bản của ý kiến này là:
1. Giáo Hội dạy rằng người ta không nên theo đuổi ơn Thiên Triệu làm LM hay TS, nếu không được gọi cách nội tại (đã trình bày ở trên). Nếu không người đó sẽ dấn mình vào hướng sai lạc và có thể trở nên mối khó khăn cho chính mình và cho những người khác với mối nguy cơ của sự hư hỏng muôn đời.
2. Sự hoàn toàn từ chối cách tự nguyện sự linh ứng Thánh và ân sủng đã được nhìn nhận và hiểu biết là có tội. Tuy nhiên, ơn Thiên Triệu này không có bổn phận phải theo, cho đến khi chính Chúa ban, qua sự linh ứng hoặc ơn thiêng chân chính. Nếu không ơn Thiên Triệu chỉ là lời khuyên.
Như vậy vấn đề bổn phận không đặt trọng tâm ơn Thiên Triệu trong sự trừu tượng, nhưng trong sự cụ thể, với tất cả những hoàn cảnh đã được cân nhắc, kể cả sự nhận biết về sự hiện hữu của ơn đặc biệt thúc đẩy người ta theo đuổi một hay cả hai ơn Thiên Triệu nói trên. Cũng như ân sủng, các ơn Thiên Triệu cần phải được nuôi dưỡng để luôn luôn có động lực và sinh tồn.
CÁC PHƯƠNG CÁCH GÌN GIỮ ƠN THIÊN TRIỆU
Mặc dù ơn Thiên Triệu thực sự do chính Chúa ban cách đặc biệt, nhưng các LM, TS vẫn cần phải phát triển và gìn giữ ơn thiêng ấy qua việc thực hành một số đòi hỏi cần thiết cho đời tu. Những đòi hỏi đó, một cách vắn tắt có thể kể đến việc suy gẫm, cầu nguyện, tĩnh tâm và cẩn trọng trước những mời gọi hoàn toàn có tính cách thế gian. Luôn cố gắng thực hành những nhân đức bác ái, trong sạch, độ lượng và vâng lời, đồng thời phát triển tinh thần xả kỷ, hi sinh.
Những hoạt động cần thiết để vun trồng một ơn Thiên Triệu khi còn ở chủng viện vẫn phải được tiếp tục trong đời sống LM, TS. Sự bền đỗ đòi hỏi một số điều kiện mà trên hết là tinh thần khiêm nhường với sự nhận biết hoàn toàn những yếu đuối của mình trong sự cẩn trọng. Ơn Thiên Triệu không phải được nhận lãnh rồi thôi, nhưng vẫn luôn luôn cần sự để ý, chăm sóc; và cũng như ân sủng, ơn Thiên Triệu không bao giờ ngừng thăng tiến. Sự thay đổi duy nhất của ơn Thiên Triệu nảy sinh từ việc không ngừng khám phá những chiều kích mới hướng tới đỉnh trọn lành. Ðiều này sẽ làm gia tăng sự quân bình trong nhân đức và ân sủng, nền tảng của mọi đời tu.
Thánh Phaolô viết: “Ðiều tôi khẩn nguyện là xin cho lòng yêu mến nơi anh em được đầy tràn mãi mãi trong tri thức và tất cả nhận thức để anh em có thể minh chứng những điều tốt hơn”(Phil. 1:9-10), Điều này cần được nhắc lại như một khuyến khích cho những ai đang muốn đáp lại lời mời gọi dấn thân sống đời tu trì. Ơn Thiên Triệu còn có thể tìm thấy những tương đồng trong cuộc Truyền Tin, cả chương trình cứu chuộc của Chúa Kitô đã được trình bày như một lời mời gọi và tùy thuộc vào sự chọn lựa hoàn toàn tự do của Ðức Mẹ Maria.
Ý nghĩa nguyên thủy của Ơn Gọi (Vocation) là một lời mời gọi làm một phận sự nào đó trong cuộc sống. Ý nghĩa này vẫn còn phù hợp với những ai được gọi sống đời tu trì hay dấn thân vào một tác vụ chuyên biệt trong xã hội. Ðối với ơn gọi sống đời tu trì, người ta đã phân biệt thành ơn gọi làm tu sĩ (nam hay nữ) và ơn gọi làm linh mục, gọi chung là Ơn Thiên Triệu (Divine Call). Ðôi khi một người có thể nhận cả hai, như những linh mục dòng. Ơn Thiên Triệu làm LM hướng về một chức năng trong giáo hội, trong khi Ơn Thiên Triệu làm tu sĩ thì hướng về một đời sống mang bổn phận phải tiến tới trọn lành. Gía trị của sự phân biệt này là giúp tìm ra những phẩm chất phù hợp với khuynh hướng tu trì của các thỉnh viên.
NHỮNG QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CỦA ƠN THIÊN TRIỆU
Mặc dù đã có sự xác định về bản chất của ơn Thiên Triệu qua tông thư “Sedes Sapientiae”(tạm dịch: Ngai Tòa của sự Khôn Ngoan) của ÐGH Piô XII, 1956, nhưng vẫn còn những quan niệm khác nhau cần được trình bày.
1. Quan niệm “Ơn Gọi Ngoại Tại” (External Vocation) đã cho rằng ơn gọi có hai thành phần: cụ thể (material) và hình thái (formal). Thành phần cụ thể là Ơn Chúa Gọi biểu hiệu qua những phẩm chất có sẵn trong các thỉnh sinh như tinh thần, thể lý, luân lý và nhất là có ý ngay lành. Thành phần hình thái là ơn gọi lãnh nhận một tác vụ lãnh đạo hợp lệ trong giáo hội. Vì vậy, chỉ có những người đã được ơn gọi làm LM hay Tu Sĩ mới có năng quyền trong giáo hội. Thành phần cụ thể của ơn gọi đã không đưa đến một năng quyền thiêng liêng cho LM, TS, nhưng năng quyền đó hiện hữu qua tác động hợp lệ của hàng giáo phẩm.
2. Quan niệm “hấp lực” (Attraction) cho rằng người ta có thể được sở hữu một ơn gọi mà Chúa trực tiếp ban một cách riêng biệt và trong người đó luôn luôn có một hấp lực siêu hình hoặc một cảm giác xúc động, không thể ngờ vực, trong phần sâu thẳm nhất của tâm hồn.
3. Quan niệm “Ơn Gọi Nội Tại” (Internal Vocation) nhận định rằng ơn gọi là lời mời gọi của Chúa đến một người trong hình thức của một ơn đặc biệt khiến cho người ấy chấp nhận cuộc sống mà anh/chị ta được kêu mời để sống. Ơn đặc biệt này dường như nghiêng về thành phần cụ thể của ơn gọi hơn là thành phần hình thái, mặc dù thành phần hình thái vẫn cần để xác định sự chân thật của ơn gọi nội tại.
Trong ba quan niệm nói trên, quan niệm ơn gọi nội tại đã chính xác nhất. Trong Kinh Thánh, ơn gọi được nói đến cách đặc biệt, và xác định rằng mỗi trạng thái của cuộc sống đều là ơn của Chúa. (Mt.16:24; 1 Cor.7:25-35). Các Thánh Phụ trong giáo hội thời sơ khai cũng đồng ý, nếu không có ơn gọi nội tại, không ai nên theo đuổi đời sống tu trì, dù là LM hay TS. Các Ðức Giáo Hoàng, như ÐGH Piô XI và Piô XII, đã đồng ý với quan niệm này.
Riêng ÐGH Piô XII đã dạy rằng Ơn Thiên Triệu có hai thành phần chính, một là thiêng liêng, hai là giáo hội. Trong thành phần thiêng liêng, ơn Chúa gọi nhận lãnh đời sống LM hay TS. Nếu không có thành phần này, cả nền tảng của ơn gọi đều không có. Thành phần giáo hội đòi hỏi có sự tuyển chọn (mời gọi) của các đấng bản quyền hợp lệ trong giáo hội. Nhờ vậy ơn Thiên Triệu mới được chứng thật, thử thách, hướng dẫn, và chấp nhận bởi những vị có thẩm quyền. Quyết định của những vị này đặt căn bản trên sự hiện diện hay vắng mặt của một số dấu chỉ chắc chắn trong các thỉnh viên. (theo tông thư Sedes Sapientiae).
NHỮNG DẤU CHỈ CỦA ƠN THIÊN TRIỆU
Tuy không thể có sự xác định tuyệt đối về ơn Thiên Triệu của một người, nhưng sự xác định luân lý có thể nhận diện được qua những dấu chỉ, để thẩm định về ơn Thiên Triệu của người đó. Những dấu chỉ đó có thể là:
1. Không có những trở ngại tự nhiên hay luật điều về ơn Thiên Triệu của một người, chiếu theo giáo luật và hiến pháp của dòng tu.
2. Một số điều kiện hay thích nghi cần phải có, như hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ, sự thăng bằng về tình cảm, quân bình về sự quí trọng những của cải thế gian, đạo đức, khả năng hòa đồng, trí thông minh, và luân lý. Luân lý ở đây ám chỉ không những đời sống độc thân do ơn gọi đòi hỏi, nhưng còn là sự chân thành, thẳng thắn và rộng lượng.
3. Phải có ý ngay lành hoặc động lực chính xác. Ðiều này vô cùng quan trọng trong tất cả những dấu chỉ nêu trên. Sự chấp nhận ơn Thiên Triệu đòi hỏi một kiến thức về Ơn Gọi Thánh tùy theo khả năng và lứa tuổi, tự do hoàn toàn để chọn lựa, ý chí vững mạnh để theo đuổi những thiện ích. Phải có ước muốn chắc chắn để đạt được mục đích của ơn Thiên Triệu, như phụng sự Chúa và anh em qua đời sống truyền giáo, qua phụng vụ thánh thể...
Nếu không có ý ngay lành, người ta chỉ có thể theo đuổi ơn Thiên Triệu trong một thời gian giới hạn mà thôi. Ý ngay lành phải được thể hiện qua lối sống của thỉnh viên.
Những dấu cho thấy một người không có ơn Thiên Triệu, có thể kể đến như sự thiếu khả năng tự chế, nóng tánh cách bất thường để đưa đến việc không thể vâng lời, thiếu mềm dẻo, hay ghen tương, và phán đoán lệch lạc.
TÂM LÝ ƠN GỌI
Trong cuốn “Choosing a Vocation” (Chọn Lựa Một Nghề), Boston, 1909, ông Frank Parson, một nhà giáo dục và xã hội đã trình bày lý thuyết căn bản hình thành môn Tâm Lý Nghề Nghiệp (Vocational Psychology). Lý thuyết tâm lý nghề nghiệp của Parson được chia thành ba điểm chính:
1. Tự hiểu cách rõ ràng về chính mình, về những khuynh hướng, khả năng, quan tâm, tham vọng, phương sách, giới hạn của mình và những nguyên nhân của chúng.
2. Hiểu biết về những đòi hỏi và điều kiện của thành công, những ưu và khuyết điểm, những quyền lợi, cơ hội, và hi vọng thành công trong những chiều hướng khác nhau của công việc.
3. Suy tính thực sự về những tương quan giữa hai nhóm sự kiện nói trên.
Ngay sau khi Parson qua đời, lý thuyết của ông đã được nhiều người công nhận. Năm 1911, đại học Harvard đã thành lập khoa huấn luyện những cố vấn hướng nghiệp, và năm 1913 Hội Hướng Nghiệp Quốc Gia (National Vocational Guidance Association) ở Mỹ đã được thành lập.
Mối quan tâm lớn của các nhà tâm lý ơn gọi Công Giáo là làm thế nào có thể đưa những nguyên tắc phát triển hướng nghiệp vào việc tuyển chọn các ơn gọi tôn giáo. Ðã có những ý kiến khác biệt, tỏ mối lo ngại về việc đưa môn tâm lý thời đại, với vật chất và tự nhiên, (khuynh hướng của Freud), vào lãnh vực tôn giáo mà căn bản là siêu nhiên. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới nhất đã cho thấy không có sự đối nghịch giữa khoa tâm lý hiện đại và môn thần học ân sủng trong việc thích ứng vào lãnh vực ơn gọi tôn giáo. Những thử nghiệm tâm lý không bao giờ qua mặt những phương thức tuyển chọn ơn gọi đã có, hoặc xen vào diễn tiến hướng dẫn tinh thần, nhưng chỉ đóng vai hỗ trợ những phương thức và kỹ thuật đã có.
Khoa tâm lý ngày nay đã và đang cung cấp những quan niệm có thể giải thích những phương diện tự nhiên của sự chọn lựa ơn gọi trong lãnh vực tôn giáo. Việc xử dụng những lý thuyết tâm lý đương thời vào sự chọn lựa ơn gọi tôn giáo còn cần thiết để tìm ra những nguyên nhân bỏ cuộc của các chủng sinh ở chủng viện, cũng như của các thỉnh sinh trong dòng tu, đồng thời xác định những người đang mang tâm bệnh để phòng ngừa.
Nhà tâm lý ơn gọi hôm nay đóng ba vai trò chính:
1. Là người chuẩn đoán (diagnostician), ông sẽ phải đối diện với câu hỏi về điều đã cấu thành sự thỏa mãn và mục đích trong tâm lý thẩm định của các thỉnh sinh về đời sống tôn giáo để chọn lựa dòng, triều.
2. Là người cố vấn, ông phải hỏi, cách cặn kẽ, vị hướng dẫn tinh thần của các thỉnh sinh về sự xác định giới hạn những hoạt động của các thỉnh sinh đó.
3. Là nhà khoa học thực hành, ông phải lướt qua tất cả những lý thuyết hướng tới sự chọn lựa ơn gọi và phát triển, đồng thời đưa những trực giác tự nhiên này đến lãnh vực ơn gọi tôn giáo.
ƠN GỌI SỐNG ÐỜI SIÊU NHIÊN
Chúa mời gọi con người nhận lãnh món qùa tình yêu của Ngài, là chính Ngài, để sống đời ân sủng cũng như những phương tiện Ngài cung cấp qua sự nhận lãnh đó. Vì cuộc sống này vượt trên tất cả những quyền lực, những nhu cầu thiết yếu, và những ơn riêng của bất cứ tạo vật nào khác, nên là cuộc sống siêu nhiên.
Những nhân vật được Chúa gọi sống đời siêu nhiên trong Cựu Ước như các tổ phụ Abraham, Môi-Sê, tiên tri Isaia... để thực hiện công tác làm cho dân Israel trở thành dân của Chúa hay cộng đồng giao ước, của tất cả mọi người (Acts 2:39) qua Ðức Kitô (Rom. 1:6; 1Cor. 7:20, 24) trong Ðức Chúa Thánh Thần (Eph. 4:4), trở nên chủng tộc mới của Chúa, dân Israel mới hay cộng đồng giao ước phục vụ ý định của Ngài trong lịch sử, chấp nhận những ân sủng của Ngài, sống và thờ phượng trong hi vọng được chia sẻ vinh quang muôn đời của Ngài (1 Thes. 5:24).
Toàn bộ Tân Ước dạy rằng, ơn gọi sống đời siêu nhiên đưa đến “ân sủng của Ðức Kitô” (Gal. 1:6), là đưa đến một cuộc sống không đơn thuần tự nhiên, nhưng siêu nhiên. Câu hỏi được đặt ra ở đây: Vì ơn gọi sống đời siêu nhiên không những là phổ quát, nhưng còn là cá nhân, vậy người ta có tự do chấp nhận hay phủ nhận ơn gọi này không? Một số nhân vật cấp tiến ở thế kỷ thứ XIX đã cho rằng, người ta không nhất thiết phải chấp nhận, vì ơn gọi này ban đi như một món quà tặng; chính Chúa cũng không ban truyền như một huấn lệnh. Ngược lại, giáo huấn Công Giáo, trong khi vẫn giữ phần hơn của sự siêu nhiên, dạy rằng ơn gọi sống đời siêu nhiên đòi hỏi tất cả mọi người phải chấp nhận và theo đuổi. (ÐGH Lêo XIII, Tông Huấn Libertas Praestantissimum – “Về bản tính của tự do con người.” 1888). Nhiều nhà thần học nghĩ rằng các thiên thần đã sa ngã và ông Adam đã phạm tội là vì không chấp nhận ơn gọi này và chỉ tìm kiếm hạnh phúc qua những sự vật tự nhiên mà thôi. Cũng vậy, Giáo Hội quan niệm rằng sự từ chối ơn gọi sống đời siêu nhiên là lỗi lầm căn bản của các thuyết tự nhiên (naturalism) và thế tục (secularism).
BỔN PHẬN PHẢI THEO ÐUỔI ƠN THIÊN TRIỆU
Có hai ý kiến được các tác gỉa có thế gía trình bày. Ý kiến thứ nhất cho rằng bởi vì ơn Thiên Triệu làm LM hay TS không phải là huấn lệnh (precept), nhưng chỉ là lời khuyên (counsel), nên nếu không tuân hành cũng không phạm tội. Ðó là ý kiến của Vermeersch, Berthier, Bouvier, A. Carr, và E.P. Farrell. Tuy nhiên các tác giả này công nhận một luật trừ, trường hợp có sự bất khả kháng để được cứu rỗi.
Ý kiến thứ hai quan niệm rằng bất cứ ai được Chúa ban ơn Thiên Triệu đều có bổn phận phải theo đuổi, nếu không sẽ có tội, và sự nghiêm trọng của bổn phận sẽ được xét xử theo từng trường hợp. Ý kiến của các tác giả Cajetan, Thánh Alphonsus, Passerini, Leclercq, W. Farrell, S. Osbourn. Những lý do căn bản của ý kiến này là:
1. Giáo Hội dạy rằng người ta không nên theo đuổi ơn Thiên Triệu làm LM hay TS, nếu không được gọi cách nội tại (đã trình bày ở trên). Nếu không người đó sẽ dấn mình vào hướng sai lạc và có thể trở nên mối khó khăn cho chính mình và cho những người khác với mối nguy cơ của sự hư hỏng muôn đời.
2. Sự hoàn toàn từ chối cách tự nguyện sự linh ứng Thánh và ân sủng đã được nhìn nhận và hiểu biết là có tội. Tuy nhiên, ơn Thiên Triệu này không có bổn phận phải theo, cho đến khi chính Chúa ban, qua sự linh ứng hoặc ơn thiêng chân chính. Nếu không ơn Thiên Triệu chỉ là lời khuyên.
Như vậy vấn đề bổn phận không đặt trọng tâm ơn Thiên Triệu trong sự trừu tượng, nhưng trong sự cụ thể, với tất cả những hoàn cảnh đã được cân nhắc, kể cả sự nhận biết về sự hiện hữu của ơn đặc biệt thúc đẩy người ta theo đuổi một hay cả hai ơn Thiên Triệu nói trên. Cũng như ân sủng, các ơn Thiên Triệu cần phải được nuôi dưỡng để luôn luôn có động lực và sinh tồn.
CÁC PHƯƠNG CÁCH GÌN GIỮ ƠN THIÊN TRIỆU
Mặc dù ơn Thiên Triệu thực sự do chính Chúa ban cách đặc biệt, nhưng các LM, TS vẫn cần phải phát triển và gìn giữ ơn thiêng ấy qua việc thực hành một số đòi hỏi cần thiết cho đời tu. Những đòi hỏi đó, một cách vắn tắt có thể kể đến việc suy gẫm, cầu nguyện, tĩnh tâm và cẩn trọng trước những mời gọi hoàn toàn có tính cách thế gian. Luôn cố gắng thực hành những nhân đức bác ái, trong sạch, độ lượng và vâng lời, đồng thời phát triển tinh thần xả kỷ, hi sinh.
Những hoạt động cần thiết để vun trồng một ơn Thiên Triệu khi còn ở chủng viện vẫn phải được tiếp tục trong đời sống LM, TS. Sự bền đỗ đòi hỏi một số điều kiện mà trên hết là tinh thần khiêm nhường với sự nhận biết hoàn toàn những yếu đuối của mình trong sự cẩn trọng. Ơn Thiên Triệu không phải được nhận lãnh rồi thôi, nhưng vẫn luôn luôn cần sự để ý, chăm sóc; và cũng như ân sủng, ơn Thiên Triệu không bao giờ ngừng thăng tiến. Sự thay đổi duy nhất của ơn Thiên Triệu nảy sinh từ việc không ngừng khám phá những chiều kích mới hướng tới đỉnh trọn lành. Ðiều này sẽ làm gia tăng sự quân bình trong nhân đức và ân sủng, nền tảng của mọi đời tu.
Thánh Phaolô viết: “Ðiều tôi khẩn nguyện là xin cho lòng yêu mến nơi anh em được đầy tràn mãi mãi trong tri thức và tất cả nhận thức để anh em có thể minh chứng những điều tốt hơn”(Phil. 1:9-10), Điều này cần được nhắc lại như một khuyến khích cho những ai đang muốn đáp lại lời mời gọi dấn thân sống đời tu trì. Ơn Thiên Triệu còn có thể tìm thấy những tương đồng trong cuộc Truyền Tin, cả chương trình cứu chuộc của Chúa Kitô đã được trình bày như một lời mời gọi và tùy thuộc vào sự chọn lựa hoàn toàn tự do của Ðức Mẹ Maria.
Tác giả bài viết: LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng