Chương trình học tập quý I - Năm 2012

THÁNG 1

Tuần 1 :  NỘI QUY VÀ THỦ BẢN GT CĐM VN
                CHƯƠNG VI: QUẢN TRỊ
1. Việc quản trị Hiệp hội GT CĐM dựa theo nguyên tắc phân cấp như thế nào?
Việc quản trị Hiệp hội dựa trên nền tảng Nội Quy GT CĐM VS quốc tế và quốc gia.
2. Nhân sự ban cố vấn các cấp gồm những ai?
a. Cấp quốc tế gồm có:
Cha Tổng Giám Đốc GT CĐM là Bề Trên Tổng Quyền Tu Hội Truyền Giáo và NTBA và Nữ tu Tổng Cố Vấn GT CĐM là nữ tu Tổng Cố Vấn Của Tu Hội NTBA.
b. Cấp quốc gia gồm có:
Cha Linh Hướng là một Linh mục thuộc Tu Hội Truyền Giáo và Nữ tu Cố Vấn là một nữ tu thuộc Tu Hội Nữ Tử Bác Ái.
c. Cấp Miền gồm có:
Cha Linh Hướng (nếu xét thấy là cần thiết) và Nữ tu Cố Vấn.
d. Cấp đơn vị gồm có:
- Cha Linh Hướng (Cha xứ)
- Nữ tu Cố Vấn
- Anh (Chị) Cố vấn (khi không có cha linh hướng hoặc nữ tu cố vấn)
3. Nhiệm vụ và vai trò của Ban Cố vấn các cấp: xin đọc trong NQ và TB trang 58 - 60
4. Nhân sự Ban Điều hành các cấp gồm những ai?
a. Cấp Quốc tế:
Là các thành viên được các đại biểu trong cuộc Đại hội quốc tế bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm.
b. Cấp quốc gia:
Là các thành viên được các đại biểu trong cuộc giao lưu toàn quốc bầu ra với nhiệm kỳ 3 năm, và được cha tổng giám đốc GT CĐM VS Quốc tế bổ nhiệm.
c. Cấp Miền gồm có:
Là các thành viên được các đại biểu trong cuộc giao lưu miền bầu ra với nhiệm kỳ 3 năm, được Trưởng BĐH cấp quốc gia bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của các vị hữu trách.

d. Cấp đơn vị gồm có:
Là những thành viên được đơn vị của mình bầu ra với nhiệm kỳ 3 năm, được người Trưởng BĐH cấp quốc gia bổ nhiệm sau khi tham khảo ý  kiến của các đơn vị hữu trách.
5. Nhiệm vụ và vai trò của Ban Điều Hành các cấp: xin đọc trong NQ và TB trang 60-63.
Tuần 2:   GIÁO LÝ TÓM LƯỢC VỀ ĐỨC MARIA
                      Đức Maria hiệp thông cứu chuộc
1. Sau việc sinh hạ Chúa Giêsu, phải chăng Đức Mẹ còn làm những việc rất lớn lao trong công trình cứu độ loài người?
Thưa: Có. Mẹ đã kết hiệp với mọi đau khổ của Chúa Giêsu trong đời sống và trong cái chết của Người
2. Khi nào Đức Maria đã trở nên Mẹ của hết mọi người, lần thứ hai, trên bình diện ân sủng?
Thưa: Trên đồi Canvariô, dưới chân thập giá, khi Mẹ cầu nguyện xin cho hy tế của Chúa Giêsu đem lại ân sủng cho hết mọi người
3. Vào lúc đó, Chúa Giêsu có nghĩ đến những đau khổ lớn lao của Mẹ Người không?
Thưa: Có. Người đã nghĩ đến những đau khổ lớn lao của Mẹ Người và Người kết hiệp những đau khổ ấy với những đau khổ mà chính Người phải chịu để cứu độ chúng ta
4. Có sự khác biệt nào giữa những đau khổ của Chúa Giêsu và những đau khổ của Mẹ Maria?
Thưa: Những đau khổ của Chúa Giê su, là Thiên Chúa, có một giá trị vô cùng: chúng có giá trị cứu chuộc
          Những đau khổ rất Thánh Thiện của Đức Maria và của các Kitô hữu chỉ có một giá trị hữu hạn: chúng chỉ có giá trị hiệp thông cứu chuộc
5. Vậy thì Chúa Giêsu không phải là Đấng Cứu Độ duy nhất, Đấng trung gian duy nhất, Đấng cứu chuộc duy nhất của chúng ta sao?
Thưa: Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nên người là Đấng cứu Độ duy nhất của chúng ta: chính Người đã cứu độ Đức Maria trước tiên và sau đó gởi Mẹ đến cứu giúp chúng ta
   Chúa Giêsu, vì Người là Thiên Chúa, nên Người là Đấng Trung Gian duy nhất có thể cứu chuộc chúng ta. Theo thánh Phaolô, Chúa Giêsu Kitô là “Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người” (1 Tm 2, 5-6). Đức Trinh Nữ Maria, là người thánh thiện nhất trong tất cả thọ tạo, chỉ có thể dâng lên Chúa Cha trên trời những lời cầu nguyện thánh thiện nhất nhưng hữu hạn (= có giới hạn)
   Như thế, Chúa Giêsu là Đấng Cứu Chuộc duy nhất của chúng ta; và Mẹ Maria là người hiệp công cao cả nhất với Chúa Giêsu trong việc cứu chuộc chúng ta.
6. Chúa Giêsu trên thập giá có nói về Mẹ Người không?
Thưa: Có. Người trao ban Đức Trinh Nữ làm Mẹ của Thánh Gioan, và ngang qua vị tông đồ này, Người muốn trao ban Đức Maria làm Mẹ của hết mọi người: “ Khi thấy Thân Mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với Thân Mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con Bà”. Rồi Người nói với môn đệ :“đây là Mẹ của anh” (Ga 19, 26-27)

Tuần 3:   HỎI VÀ SỐNG PHỤNG VỤ THÁNH THỂ
                Hội Thánh là một cộng đoàn
1. Hội Thánh là gì?
    Hội Thánh là cộng đoàn dân Chúa mà Đức Giêsu đã qui tụ và dẫn dắt dưới sự soi sáng và thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, để tiến về Quê Trời.
2. Giáo Phận là gì?
    Giáo Phận là một phần dân Chúa được giao phó cho một Giám mục săn sóc, cùng với sự cộng tác của Linh mục đoàn, để nhờ Phúc Âm và Thánh Thể, cộng đoàn ấy lập thành Giáo Hội địa phương.
3. Giáo Phận còn được gọi là gì?
    Giáo phận còn được gọi là “ Giáo Hội địa phương”
4. Giáo Xứ là gì?
    Giáo Xứ là một cộng đoàn tín hữu được thiết lập cách bền vững ở trong Giáo Hội địa phương, mà việc săn sóc mục vụ được ủy thác cho Cha quản xứ làm chủ chăn riêng, dưới quyền của Giám Mục Giáo phận (GL 515)
Cộng đoàn Kitô hữu là cộng đoàn dân Thánh được quy tụ có phẩm trật
5. Cộng đoàn Kitô hữu là gì?
    Cộng đoàn Kitô hữu là một cộng đoàn dân thánh, được quy tụ có phẩm trật dưới quyền Đức Giám Mục (QCTQ/SLR 91)
6. Nhìn vào đâu để nói lên cộng đoàn Kitô hữu là một Cộng đoàn có phẩm trật?
    Nhìn vào buổi cử hành Thánh Lễ để thấy Cộng đoàn Kitô hữu là một Cộng đoàn có phẩm trật: Trong buổi cử hành Thánh Lễ, thừa tác viên cũng như tín hữu giáo dân, không ai là khán giả câm lặng nhưng mỗi người đều tham gia tích cực vào buổi cử hành và thực hiện phận vụ của mình theo quy tắc phung vụ.
Tuần 4:   NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN
Tuần 5:  NHÂN BẢN TRONG KITÔ GIÁO
                     BÀI : VỀ VIỆC ĂN UỐNG
“Dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa.” (1Cr 10, 31)
1: Khi chuẩn bị bàn ăn, trong mỗi đĩa (tô) đựng thức ăn, có để sẵn một dụng cụ (muỗng, đũa, muôi, dao…) để mỗi người tự lấy món ăn cho mình. Tránh sử dụng đũa, muỗng của mình đang ăn tiếp xúc với các món ăn dùng chung.
2: Không gắp thức ăn cho người khác, vì có khi họ không thích món đó, mà cứ ép, thì qủa là bất lịch sự! Tốt nhất là khi ta muốn mời ai dùng món gì, thì đưa tay chỉ về món đó; hoặc nâng đĩa thức ăn ấy lên, rồi đưa về phía người muốn mời.
3: Muốn nhờ ai lấy cơm (thức ăn) vào chén giúp mình, thì đừng nên đưa chén vào lúc họ đang ăn, hoặc họ đang lấy món ăn. Nhớ mình phải bỏ đũa xuống, và hai tay cầm chén đưa cho người lấy giúp, lúc nhận lại cũng phải đón bằng hai tay.
4: Người lấy cơm (món ăn), không lấy đầy chén, vì người dùng có khi họ còn chan canh (súp) vào cơm, hoặc họ đã ăn gần đủ no!
Hãy noi gương Đức Giê-su và Mẹ Maria: đoán ý người khác để phục vụ (x Lc 7, 11-17; Ga 21, 5t; Lc 1, 39t; Ga 2, 3).
5: Nếu đến giờ cơm, mà chủ nhà tha thiết mời ta dùng bữa – khi ta không được mời trước – thì chỉ nên ăn một chén cho vui lòng chủ, chớ thực tình ăn nhiều, vì người ta không chuẩn bị trước.
6: Không được rời khỏi bàn ăn, khi mọi người còn đang dùng bữa. Trừ phi có việc cần, thì nên nêu lý do.
7: Phải dùng bữa chung trong gia đình, ít là một lần trong ngày. “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau.” (x Tv 133/132, 1)
8: Không cáo tội nhau với người trên trong bữa ăn.
9: Không chê món ăn thức uống trong bữa ăn.
10: Khi lấy món ăn đầu tiên trong đĩa (tô), thì đừng chọn miếng ngon nhất cho mình.
“Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác” (Pl 2, 4).
11: Không khích nhau uống rượu (bia), làm hại nhân cách người uống, làm hại kinh tế chủ tiệc!
Cũng không động viên nhau hô to: “Một, hai, ba, dô”, rất thiếu văn hóa. Hãy nhớ Lời Chúa Giê-su dạy: “Chúng con ở trong thế gian, nhưng chúng con không thuộc về thế gian” (Ga 17, 11.14).
Người ta nói: Muốn biết tư cách của ai, cứ nhìn họ lúc nhập tiệc với bạn bè, văn hóa Việt Nam thường nói: “Miếng ăn là miếng tốt”, nhưng coi chừng có khi “miếng ăn lại là miếng xấu”.
12: Đến bữa ăn, người lớn nhất chưa ăn, người nhỏ không được tự ý ăn trước, trừ khi đã có phép.
13: Để thức ăn lại cho người sau, phải luôn luôn lấy ra đĩa riêng cất đi, không bao giờ để lại món ăn trên đĩa (tô) đã dùng rồi.
14: Nếu đến giờ dùng bữa, mà ta đang làm dở việc gì, thì cũng phải bỏ đó mà cùng vào bàn, trừ khi có việc cần gấp, thì ta nên nói lý do.
15: Khi xỉa răng, nên dùng ngón tay cái và ngón trỏ cầm tăm, ba ngón còn lại để che miệng. Không nên móc thức ăn nơi kẽ răng rồi đưa lên mũi ngửi. Không nhả thức ăn còn lại trong miệng xuống đất mà nên kín đáo để vào khăn ăn (nếu có), hoặc bỏ vào chén của mình đã ăn xong.

THÁNG 2
Tuần 1:  NỘI QUY VÀ THỦ BẢN GT CĐM VN
               CHƯƠNG VII: HUY HIỆU “CON ĐỨC MẸ”
1. Theo Nội Quy số 25 thì huy hiệu chính thức của GT CĐM VN là gì?
Là Mẫu ảnh Đức Mẹ hay làm phép lạ và huy hiệu Chim bồ câu.
2. Mẫu ảnh Đức Mẹ hay làm phép lạ chứa đựng những sứ điệp nào?
Gồm sứ điệp đức tin, đức cậy và đức mến.
3. Mẫu ảnh chứa đựng sứ điệp đức tin như thế nào?
Mẫu ảnh là bản tóm tắt sứ điệp cốt yếu của Kitô giáo.
a. Con Thiên Chúa làm người để cứu độ chúng ta nhờ cái chết và sự phục sinh của người.
- Tội lỗi của con người do sự xúi dục của satan (biểu tượng qua hình con rắn).
- Chúa Kitô cứu độ chúng ta nhờ thập giá của Người. ()
b. Giáo Hội là đoàn dân Thiên Chúa.
- Tất cả mọi người đều được mời gọi thuộc về Giáo Hội (quả địa cầu).
- Giáo Hội được thiết lập trên nền móng là Phêrô và các tông đồ (12 ngôi sao).
- Đoàn dân mới đang hình trình tiến về Đất Hứa đích thật là Nước trời.
c. Đức Maria có vị trí ưu việt trong kế hoạch của Thiên Chúa.
- Đức Maria đã được thụ thai vô nhiễm nguyên tội (Lạy Mẹ Maria VNNT... ).
- Đức Maria luôn liên kết với Chúa Giêsu, Mẹ dẫn chúng ta đến với Chúa (Chữ M).
- Đức Maria cùng chịu đau khổ với Chúa Giêsu vì chúng ta (Trái tim bị đâm thâu).
- Đức Maria tỏ mình cho chúng ta trong vinh quang thiên quốc, như dấu chỉ sự toàn thắng của ơn cứu chuộc như là Đấng chuyển cầu cho chúng ta (Các tia sáng).
4. Mẫu Ảnh chứa đựng một sứ điệp cậy trông như thế nào?
a. Cậy trông là nhân đức làm cho Chúa Kitô lớn lên trong chúng ta.
b. Niềm cậy trông của chúng ta là Chúa Kitô và qua tay Mẹ Maria, chúng ta phó thác bản thân cho Chúa Kitô (“Chúng con chạy đến cùng Mẹ”).
c. Cậy trông là sức mạnh của lời cầu nguyện:
- Đức Maria là Mẹ “của tình yêu và niềm cậy trông thánh thiện”.
- Mẹ dạy chúng ta cầu xin: để Chúa ngự trị trong tâm hồn và đời sống chúng ta, giúp chúng ta không làm nô lệ tội lỗi.
- Đức Maria cũng gợi ý cho chúng ta rằng “động cơ” của việc cầu nguyện của chúng ta là Chúa Thánh Thần.
5. Mẫu Ảnh chứa đựng một sứ điệp Đức Mến như thế nào?
Mẫu ảnh Đức Mẹ hay làm phép lạ nhắc nhở cho chúng ta:
- Tình yêu của Thiên Chúa, Cha chúng ta, dành cho chúng ta. (Trái tim Chúa Kitô).
- Đó cũng là tình yêu Chúa chờ đợi nơi chúng ta.
- Tình yêu mà chúng ta phải dành cho nhau.
Nghĩa vụ lớn lao của chúng ta là làm tông đồ.
Tuần 2:   GIÁO LÝ TÓM LƯỢC VỀ ĐỨC MARIA
               Đức Maria là Đấng Trung gian mọi ân sủng
1. Đức Trinh Nữ Maria có quan tâm đến chúng ta từ trời cao không?
Thưa: Có. Mẹ tiếp tục chuyển cầu cùng Chúa Giêsu Con Mẹ cho thế giới. Nhờ lời cầu nguyện hiệp thông cứu chuộc mà Mẹ đã dâng dưới chân thập giá, Mẹ xin cho ta được mọi ân sủng cứu độ không ngừng tuôn đổ trên loài người.
2. Phải chăng  Thiên Chúa đã cần đến Đức Maria?
Thưa: Không. Thiên Chúa không bao giờ cần đến bất cứ thọ tạo nào. Tuy Nhiên, để cho chúng ta có thể biết Người đã yêu thương thế gian đến mức độ nào, Người đã muốn chọn Đức Trinh Nữ và kết hiệp Mẹ cách mật thiết với việc sinh hạ và hy tế của Người và trong việc phân phát các ân sủng
               Tuổi thơ của ĐứcTrinh Nữ Maria
1. Sách nói gì về tổ tiên của Đức Maria?
Thưa: Sách thánh cho ta biết rằng Đức Maria dường như xuất thân từ dòng họ Đavit, vì “ Đức Giêsu xuất thân từ dòng tộc Đavit theo xác thịt” (Rm 1,3)
2. Hai lễ đầu tiên kính Đức Trinh Nữ Maria là  lễ nào?
Thưa: Lễ kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày 8 tháng 12 và lễ Sinh Nhật Đức Maria ngày 8 tháng 9
3. Ngoài những gì Kinh Thánh nói về Đức Maria, ta có biết điều gì khác về thời thơ ấu của Ngài không?
Thưa: Ta biết được mẹ Ngài là bà thánh Anna và cha Ngài là thánh Gioan Kim và Ngài đã được đưa đến Đền Thờ Giêrusalem để được dạy dỗ tại đó. Giáo Hội mừng kính lễ dâng Đức Maria vào đền Thánh ngày 21 tháng 11 
Tuần 3:   HỎI VÀ SỐNG PHỤNG VỤ THÁNH THỂ
               Cộng đoàn Kitô hữu là cộng đoàn dân Thánh được quy tụ có phẩm trật
7. Chủ tế là ai?
    Chủ tế là người trong Hội Thánh có chức thánh để dâng hy lễ nhân danh Đức Kitô, để chủ tọa cộng đoàn tín hữu được quy tụ (QCTQ/SLR 93); Ngài thay mặt Đức Kitô là Đầu mà hành động (LM 2)

8. Phó tế là ai?
    Phó Tế là người có chức thánh để phục vụ: Thầy công bố Tin Mừng, đôi khi diễn giảng Lời Chúa, xướng các ý nguyện trong lời nguyện cho mọi người, giúp chủ tế khi chuẩn bị bàn thờ và khi cử hành hy tế, cho các tín hữu rước lễ, nhất là dưới hình rượu (QCTQ/SLR 94)
9. Người giúp lễ là ai?’
    Người giúp lễ là người phục vụ bàn thờ, giúp chủ lễ và thầy phó tế (QCTQ/SLR 98). Khi sốt sắng tham dự và thi hành phận sự mình, thì người giúp lễ góp phần tạo nên bầu khí tôn nghiêm, giúp cho cộng đoàn cầu nguyện để tôn vinh Thiên Chúa
10. Người đọc sách làm gì?
      Người đọc sách có sứ mạng cao cả là công bố Lời Chúa: Bài đọc I, Thánh vịnh đáp ca, Bài đọc II
11. Người dẫn lễ là ai?
      Là người giải thích và hướng dẫn, giúp giáo dân tham dự thánh lễ cách ý thức hơn. Vì vậy, lời hướng dẫn này phải được sửa soạn trước, vắn tắt và rõ ràng (QCTQ/SLR 105 b)
12. Ca viên và ca đoàn giữ vai trò nào trong phụng vụ?
      Ca viên và ca đoàn giữ vai trò quan trọng để cử việc cử hành phụng vụ được tốt đẹp, Bằng lời ca tiếng hát, họ tạo nên tâm tình sốt sắng và nâng đỡ cộng đoàn đang cầu nguyện
13. Cộng đoàn tham dự phụng vụ là những ai ?
      Là các tín hữu hợp thành dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, hoàng tộc chuyên lo tế tự, để tạ ơn Thiên Chúa (QCTQ/SLR 95).
14. Vai trò của các nhạc công là gì ?
      Họ đóng vai trò quan trọng, vì âm nhạc là nền để cộng đoàn phụng vụ tựa vào đó mà ca hát tôn vinh Chúa.
15. Người giữ phòng thánh là ai ?
     Là người sắp đặt cẩn thận các đồ dùng cần thiết trong việc cử hành phụng vụ (x. QCTQ/SLR 105), và cũng gìn giữ phòng thánh được an toàn, trật tự .
 
Tuần 4:   NHÂN BẢN TRONG KITÔ GIÁO
           BÀI: CÓ KHÁCH ĐẾN NHÀ
Lòng bác ái không được giả hình giả bộ. Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình; Hãy chia sẻ với những người trong dân thánh đang lâm cảnh thiếu thốn, và ân cần tiếp đãi khách đến nhà. (Rm 12, 9.13)
1: Đứng lên chào khách, khi khách đến nhà.
2: Giữ chó, dù con vật hiền lành, cũng không nên để nó đến gần khách. Cụ thể không để chó ngửi chân khách, làm khách sợ!
3: Nên mặc y phục lịch sự để tiếp khách, nếu khách đến bất ngờ mà ta ăn mặc xoàng xĩnh thì phải xin lỗi khách.
4: Không đứng (ngồi) nghe khách nói chuyện với ai trong nhà.
5: Chủ nhà kéo ghế ra mời khách ngồi.
6: Khi ngồi ghế, tránh ngửa ghế ra phía sauhay đu đưa ghế, chủ nhà rất xót xa vì sợ ghế gãy!
7: Ta là khách khi ra về, thì ta tự đưa ghế xếp lại chỗ cũ.
8: Chỉ cho khách nơi rửa mặt, nhà vệ sinh, lấy dép, khăn mặt sạch, xà bông cho khách, nếu khách ở chơi lâu.
9: Ai rót nước mời khách? Nếu nhà không có ai khác ngoài ta với khách, thì ta tự làm việc đó. Khi có người khác trong nhà, thì ta có thể nhờ người đó (cấp dưới của ta) làm giúp việc này. Nhớ chủ nhà nên nâng ly uống trước đồng thời mời khách dùng.
10: Giới thiệu khách cho những người trong nhà trước (nếu là khách mới đến lần đầu). Sau đó mới giới thiệu từng thành phần trong gia đình với khách từ lớn đến nhỏ.
11: Mời khách ở lại: Ta là người dưới trong nhà, khi có bạn đến thăm, ta phải tiếp họ nơi phòng khách. Nếu muốn mời bạn vào bất cứ phòng nào khác trong nhà (ngoại trừ phòng khách) hoặc muốn mời bạn ở lại dùng cơm, ta phải hỏi ý kiến người có trách nhiệm.

BÀI: KHI TA ĐẾN NHÀ AI
Tôi là hương thơm của Đức Ki-tô dâng kính Thiên Chúa, toả ra giữa những người được cứu độ cũng như những kẻ bị hư mất! (2Cr 2, 15)
1: Ấn chuông, hay gõ nhẹ cửa, đợi chủ nhà mời mới bước vào, dù cửa nhà không đóng.
2: Không tự xông xáo mọi nơi trong nhà, khi chủ chưa mời đến.
3: Không tự ý hái hoa, quả hay xin cái này, muốn món đồ kia!
4: Nếu đến nghỉ nhà người ta lâu, trước khi về phải dọn dẹp phòng cho ngăn nắp, sạch sẽ.
5: Đến nhà ai nói chuyện, thấy người ta nhìn đồng hồ, hoặc có biểu hiện muốn chấm dứt câu chuyện, là ta biết họ đang có việc cần, không muốn tiếp ta nữa, ta nên tìm cách kết thúc và ra về!

THÁNG 3
Tuần 1:  NỘI QUY VÀ THỦ BẢN GT CĐM VN
               CHƯƠNG VII: HUY HIỆU “CON ĐỨC MẸ”
(Tiếp theo)

1. Khi tuyên hứa, người trẻ CĐM còn nhận được một huy hiệu như dấu chỉ thuộc về Hiệp Hội CĐM, đó là huy hiệu gì?
Đó là huy hiệu Chim Bồ Câu.
2. Xin bạn cho biết ý nghĩa biểu tượng hình Chim bồ câu?
- Theo quan điểm chung: Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình.
- Theo quan điểm của người kitô hữu: Chim bồ câu là biểu tượng cho Chúa Thánh Thần, Thần Khí Bình An. Mẹ Maria luôn kết hợp với Chúa Thánh Thần và cùng với Ngài Mẹ đem bình an đến cho người khác.
- Theo quan điểm của người trẻ CĐM : Muốn trở nên người xây dựng hòa bình, phải theo gương Mẹ Maria, luôn đón nhận Chúa Thánh Thần, để Ngài biến đổi bản thân và hành động của mình.
3. Hình chim bồ câu đang chuyển động, muốn nói lên điều gì?
- Theo quan điểm chung : Chim bồ câu đang bay là hình ảnh của sự sống, hoạt động và tràn đầy năng lực.
- Theo quan điểm của người Kitô hữu: Chúa Thánh Thần mà Mẹ Maria đón nhận ngày Truyền tin trợ lực và thúc bách Mẹ lên đường đến với bà Elisabeth. Người Kitô hữu cũng được CTT thúc đẩy lên đường thi hành sứ mạng xây dựng một thế giới hòa bình, yêu thương và công bằng.
- Theo quan điểm của người trẻ CĐM : Chúa Thánh Thần đã soi sáng và đồng hành với Mẹ Maria lên đường phục vụ. Ngài cũng soi sáng chúng ta đi thi hành sứ mạng đến với anh chị em mình để chia sẻ tình yêu và hạnh phúc.
4. Hình Chim Bồ câu và chữ Con Đức Mẹ muốn nói lên điều gì?
Đây là nét đặc trưng của Con Đức Mẹ. Mọi người đều lãnh nhận Chúa Thánh Thần nhưng Mẹ Maria đã đón nhận cách sung mãn hơn cả. Chim bồ câu nhắc chúng ta nhớ chúng ta cũng được mời gọi đón nhận CTT cách sung mãn hết sức có thể, theo gương Mẹ Maria và dưới sự dẫn dắt của Mẹ.
Tuần 2:   GIÁO LÝ TÓM LƯỢC VỀ ĐỨC MARIA
                 Đức Maria trong Tin Mừng trong thời thơ ấu của Chúa Giêsu
1.Từ lúc nào Tin Mừng bắt đầu nói về Đức Trinh Nữ Maria?
Thưa: Từ lúc Mầu Nhiệm Nhập Thể sắp được thực hiện và khi Thiên Thần loan báo cho Đức Maria rằng Ngài sẽ trở thành Mẹ Đấng Cứu Thế nhờ một phép lạ ( Lc 1, 26-38): đó là lễ Truyền Tin Ngày 25 tháng 3
     Đức Trinh Nữ đáp lại Thiên thần rằng: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi theo sứ thần nói” (Lc 1, 38)
2. Đức Trinh Nữ đi thăm viếng ai đầu tiên?
Thưa: Đức Trinh Nữ đi thăm viếng trước hết người chị họ là bà thánh Êlisabeth: đó là lễ Thăm Viếng ngày 31 tháng 5. Bà Êlisabeth nói với Đức Maria rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” (Lc 42-43) Chính khi đó Đức Trinh Nữ đã hát lên bài thánh ca được gọi là kinh Magnificat (“ Linh hồn tôi ngợi khen Chúa”) (Lc 1, 46,55)
3. Thánh Giuse có phải là cha thật của Hài Nhi Giêsu không?
Thưa: Không. Cha thật của Hài Nhi Giêsu là Cha trên Trời. Thánh Giuse chỉ là người bảo vệ Chúa Giêsu và người cha của Người trước pháp luật (Mt 1, 18,25)
4. Chúa Giêsu có các anh chị ruột không?
Thưa: Không. Chúa Giê su không có anh chị em ruột nào. Thánh Giacôbê, người anh em họ gần nhất với Người (Gl 1,7), có một người mẹ khác (Mc 15, 40). Trong Tin Mừng, kiểu nói “anh em và chị em của Chúa Giêsu” chỉ có nghĩa là bà con họ hàng của Chúa Giêsu.
5. Đức Trinh Nữ Maria đã làm gì sau khi sinh hạ Chúa Giêsu?
Thưa: Đức Trinh Nữ đem Chúa Giêsu lên đền thờ Giêrusalem để dâng hiến Người cho Thiên Chúa (Lc 2, 22-28): Đó là lễ dâng Hài Nhi Giêsu trong đền thờ và lễ Thanh Tẩy Đức Trinh Nữ ngày 2 tháng 2. Chính khi đó cụ Symêon đã bồng Chúa Giê su trên tay và hát lên bài ca “An Bình Ra Đi” Cụ Symêon tiên báo Hài Nhi sẽ là dấu hiệu bị người đời chống báng và “một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Đức Maria” (Lc 22, 29-35)
6. Đức Mẹ và thánh Giuse làm gì sau cuộc thăm viếng của các đạo sĩ tại Bêlem ?
Thưa: Sau cuộc thăm viếng của các đạo sĩ, Đức Mẹ và thánh Giuse trốn sang Ai Cập để tránh cuộc tàn sát các hài nhi do lệnh của vua Hêrôđê (Mt 2 13-14)
7. Biến cố cuối cùng trong thời thơ ấu của Chúa Giêsu do Tin Mừng thuật lại là biến cố nào?
Thưa: Tin Mừng thuật lại cho chúng ta rằng, khi Hài Nhi Giêsu được mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lạc mất Người tại Giêrusalem và sau ba ngày đã tìm được Người trong đền thánh. Người nói với các Ngài rằng: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.

Tuần 3:   HỎI VÀ SỐNG PHỤNG VỤ THÁNH THỂ
Lời nói và dáng điệu của cộng đoàn Kitô hữu
16. Lời tung hô là những lời nào ?
      Các lời tung hô trong thánh lễ gồm có :
–      Amen : tiếng Do thái có nghĩa là tán đồng, “Vâng, đúng thế…”.
–      Alleluia : tiếng Do thái có nghĩa là “Chúc tụng Chúa”. Đây là lời tung hô bày tỏ niềm vui mừng và chiến thắng.
–      Hosanna : tiếng Do thái tạm dịch là “Hoan hô”.
–      Tạ ơn Chúa ; Lạy Chúa, vinh danh Chúa ; Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa : đây là những lời chúc tụng tạ ơn Chúa.
Những lời này có thể dưỡng nuôi tâm tình cầu nguyện trong tâm trí ta suốt ngày.
17. Những lời đối đáp là những lời gì ?
      Là những câu tín hữu đáp lại lời chào và lời cầu nguyện của vị chủ tế trong suốt buổi cử hành phụng vụ. Các lời đối đáp diễn tả những ước nguyện và tâm tình của cộng đoàn và mỗi tín hữu.
18. Vinh tụng ca là gì ?
      Vinh tụng ca là công thức để chúc tụng và tôn vinh Thiên Chúa về những kỳ công của Người. Có nhiều câu chúc tụng như :
–      “Nhờ Đức Giêsu Kitô…” là câu kết thúc lời nguyện, hướng lòng chúng ta về Ba Ngôi Thiên Chúa.
–      “Vinh Danh Thiên Chúa trên các tầng trời…” là thánh thi lễ Giáng Sinh mà chúng ta đọc đầu lễ (trừ Mùa Vọng, Mùa Chay)
–      “Chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô…” là Vinh Tụng Ca long trọng nhất kết thúc Kinh Tạ Ơn, dành riêng cho vị tư tế.
19. Lời cầu là những lời gì ?
      Lời cầu là những công thức cầu nguyện ngắn gọn. Việc lặp đi lặp lại giúp ý cầu nguyện đi sâu vào nội tâm, ví dụ như lời : “Xin Chúa nhậm lời chúng con”.
20. Lời Tuyên Xưng Đức Tin là gì ?
      Lời Tuyên Xưng Đức Tin là bản tóm tắt đức tin và những chân lý trong đạo Công Giáo.
–    Kinh Tin Kính của Công đồng Ni-xê Công-tan-ti-nốp : chúng ta đọc trong thánh lễ.
–     Kinh Tin Kính các tông đồ : thường đọc trong các buổi đọc kinh và học trong các giờ giáo lý.
–     Công Thức Tuyên Xưng Đức Tin khi chịu phép Rửa, được cộng đoàn lặp lại trong Đêm Vọng Phục Sinh.
21. Sự thinh lặng trong phụng vụ có ý nghĩa như thế nào ?
      Thinh lặng trong phụng vụ giúp mỗi người đi sâu vào nội tâm, để suy niệm và cầu nguyện, cách riêng trong những lúc : sám hối đầu lễ, sau các bài đọc và bài giảng, sau rước lễ (x. QCTQ/SLR 45).

Tuần 4:   NHÂN BẢN TRONG KITÔ GIÁO
BÀI: SỐNG TRONG CỘNG ĐOÀN
Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su. (Pl 2, 4-5)
1: Trọng của công hơn của riêng; việc chung hơn việc cá nhân.
         “Không tìm ích riêng tôi, nhưng là cái ích cho đa số, ngõ hầu họ được cứu độ!” (1Cr 10, 33)
2: Quyền lợi người yếu hơn người mạnh, trẻ em hơn người lớn, phụ nữ hơn đàn ông. (x Xh 22, 21-23)
3: Muốn dạy ai điều gì, ta phải làm trước, nếu không làm được ít là ta sám hối, xin lỗi người mình muốn dạy, rồi mới dạy người khác sau.
Đức Giê-su đã nêu gương cho chúng ta: “Làm rồi mới dạy!” (Cv 1, 1).
4: Khuyến khích người khác khi thấy họ làm điều tốt. Nếu họ thích làm thay mình, vui vẻ nhường ngay. Thánh Phao-lô dạy: “Ai làm điều tốt cũng được, miễn Đức Ki-tô được rao giảng là tôi vui mừng!” (x Pl 1, 15-18)
5: Muốn sửa dạy ai điều gì, thì tìm điều tốt nơi họ khen trước đã.
6: Cười nói sao cho vừa phải, tạo bầu khí vui tươi, không nên nói năng bừa bãi, gây ồn ào và sinh lố lăng.
7: Muốn bớt nóng với tha nhân, hãy nhớ đến khuyết điểm nào của mình mà chưa sửa được.
Thánh Phao-lô khiêm tốn thú nhận sự yếu đuối của mình như sau: “Sự lành tôi muốn, tôi không làm, còn sự dữ tôi không muốn, tôi lại cứ làm!” (Rm 7, 19).
8: Đôi cánh nhân bản: cần cù làm việc trong vui vẻ; khó với mình nhưng quảng đại với tha nhân!
Thánh Phao-lô dạy: “Đừng ăn bám vào ai, trái lại đêm ngày làm lụng vất vả để khỏi trở nên gánh nặng cho ai! Anh em hãy bắt chước chúng tôi” (2Tx 3, 8-9).
 “Cha Ta hằng làm việc, Ta cũng thế!” (Ga 5, 17).Và có vui vẻ phục vụ Chúa mới ưng nhận (x 2Cr 9, 7).
9: Muốn góp ý với ai, ta phải làm ba điều này:
§                   Ta xin lỗi bạn trước, rồi nói: nếu tôi nói sai, xin bạn bỏ qua.
§                   Ta đề nghị cách giải quyết vấn đề mà mình cho là tốt.
§                   Tôi không hài lòng khi thấy có người phê bình việc bạn làm, tôi nghĩ là bạn dư khả năng làm lại cho nhiều người thích hơn.
10: Người trên và người dưới sống với nhau, đôi bên đều phải nghĩ: người dưới cần Bề trên thế nào, thì Bề trên cũng cần người dưới như vậy. Do đó sống chung với nhau làm sao cho người này cần người kia!
Thánh Phao-lô dạy: “Không có chia rẽ trong thân thể, trái lại các bộ phận đều lo lắng cho nhau. Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung.” (1Cr 12, 25-26).
11: Luôn nở nụ cười trên môi khi gặp người khác, đừng giữ bộ mặt đưa đám. Pla-tông nói: “Người là con vật biết cười!” Nụ cười trong Thánh Kinh là dấu chỉ có Chúa ở cùng! (x Lc 1, 28).
12: Bình thường, khi không có trách nhiệm, không được bóc thư của người khác xem trước!

Chương trình học tập quý I - Năm 2012 Rating: 4.5 Diposkan Oleh: huy dung