THÁNG 4
Tuần 1: GIÁO LÝ TÓM LƯỢC VỀ ĐỨC MARIA
Đức Maria trong đời sống công khai của Chúa Giêsu
1. Tin Mừng có nói đến Đức Mẹ liên quan đến đời sống công khai của Chúa Giêsu không?
Thưa: Có, đặc biệt là ở hai nơi: Lúc khởi đầu đời sống công khai của Chúa, Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên tại Cana do lời cầu xin của Đức Mẹ (Ga 2,1-11). Vào lúc cuối đời, khi Chúa Giêsu đã trao ban Đức Mẹ làm Mẹ của Thánh Gioan (Ga 19, 26-27).
2. Đức Mẹ có còn được nói tới ở chỗ nào khác trong Tin Mừng không?
Thưa: Có, Thánh Macrô thuật lại rằng, trong một căn nhà có dân chúng tụ tập đông đảo, Chúa Giêsu bị kẻ khác thù địch tố cáo là một người bị quỷ ám.
Mẹ và anh em Đức Giêsu đến, đứng ở ngoài, cho gọi người ra. Có kẻ nói với Người rằng: “ Thưa Thầy, có Mẹ và anh em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy!” Nhưng Người đáp : “ Ai là Mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ chung quanh và nói: “ Đây là Mẹ tôi, đây là anh em tôi. Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi”
Chúa Giêsu không chối bỏ quan hệ tự nhiên giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái. Nhưng Người thiết lập những mối liên hệ mới, mang tính thiêng liêng, vượt trên những quan hệ tự nhiên.
Do đó, Đức Mẹ không còn hành động cách hữu hình trên bình diện tự nhiên để bảo vệ hay an ủi, khích lệ Chúa Giêsu, nhưng cách vô hình trên bình diện mối quan hệ thiêng liêng, để kết hiệp với lòng nhiệt thành của Con Mẹ chăm lo công việc của Thiên Chúa và kết hiệp những đau khổ của Người. Nhưng trên bình diện này, Mẹ cũng đứng hàng đầu.
Thánh Luca thì thuật lại rằng, nhân một cơ hội khác, một người phụ nữ lên tiếng thưa với Chúa rằng: “ Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!”. Nhưng Người đáp lại : “ Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11, 27-28). Lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa đó chính là người Phụ Nữ tuyệt diệu này (Đức Maria) đã làm! Và qua đó Chúa Giêsu muốn nói rõ rằng chính vì điều đó mà Người yêu mến Mẹ Người hơn cả.
3. Phải chăng vai trò của Đức Mẹ giống vai trò của các tông đồ?
Thưa: Không. Vai trò của của Đức Mẹ là trông nom đời sống thơ ấu và ẩn dật của Chúa Giêsu và đồng hành với người trong khi Người chết. Sau đó cầu nguyện và âm thầm chịu đau khổ vì Giáo Hội: Đó là một vai trò ẩn dật.
Cái chết của Đức Mẹ
1. Sau khi Chúa Giêsu lên trời, Tân Ước có nói gì về Đức Mẹ không?
Thưa: Trong sách Tông Đồ Công vụ có nói rằng, sau khi Chúa Giêsu lên trời, nhóm mười một tông đồ trở về lầu trên ( có lẽ là phòng Tiệc Ly ), là nơi các ông trú ngụ, và ở đó “tất cả đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với Đức Maria thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu” (Cv 1,14). Chính tại đó Chúa Thánh Thần đã đến thăm các Ngài vào ngày lễ Ngũ Tuần (Cv 2,1) nhưng với những hiệu quả khác nhau.
Đối với các tông đồ, là những người lãnh đạo theo phẩm trật, ngày Chúa Thánh Thần Hiên Xuống là khởi điểm để lên đường đi loan báo Tin Mừng khắp mọi nơi. Còn với Đức Maria, Sống âm thầm ẩn dật trong sự thánh thiện cao trọng, ngày Chúa Thánh Thần Hiên Xuống là một kết cuộc, báo trước việc Mẹ sẽ được đưa vào vinh quang Nước Trời.
2. Chúng ta mừng kính cái chết, sự phục sinh và lên trời của Đức Trinh Nữ Maria vào ngày nào?
Thưa: Chúng ta mừng kính cái chết, sự phục sinh và lên trời của Đức Mẹ vào ngày 15 tháng 8, lễ Đức Mẹ Mông Triệu
Tuần 2: NGHĨ LỄ CHÚA PHỤC SINH
Tuần 3: HỎI VÀ SỐNG PHỤNG VỤ THÁNH THỂ
Cử chỉ cộng đoàn kitô hữu
1. Dấu Thánh Giá có nghĩa gì ?
Dấu Thánh Giá là việc tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi, được các tín hữu ghi dấu trước khi cử hành bất cứ việc đạo đức nào.
2. Tư thế đứng mang ý nghĩa gì ?
Là tư thế trang trọng của con người tự do, không phải là nô lệ, là tư thế của người được sống lại, và kính trọng khi lắng nghe Tin Mừng.
3. Tư thế ngồi mang ý nghĩa gì ?
Ngồi là tư thế của kẻ hồi tâm để lắng nghe và thư thái yên hàn đón nhận Lời Chúa trong các bài đọc, để cho Lời Chúa thấm nhập vào trong tâm hồn.
4. Tư thế quỳ mang ý nghĩa gì ?
Là thái độ khiêm tốn nhận mình có tội trước Thiên Chúa vô cùng cao cả.
Bái quỳ là cách diễn tả tâm tình thờ phượng trước thánh nhan Chúa.
5. Tư thế bước đi mang ý nghĩa gì ?
Bước đi chậm rãi khoan thai là dấu chỉ chúng ta đang tiến đến cùng Chúa, là diễn tả niềm vui và ước ao được đến với Chúa, như lúc đầu lễ, dâng lễ, rước lễ, v.v…
Tuần 4: HỌC CUỐN ĐỒNG HÀNH CHIA SẼ TÀI LIỆU CỦA QUỐC GIA
Tuần 5: ÔN TỔNG QUÁT NỘI QUY THỦ BẢN
THÁNG 5
Tuần 1: ÔN TỔNG QUÁT NỘI QUY THỦ BẢN
Tuần 2: THI NỘI QUY THỦ BẢN ( Đề thi BĐH Miền sẽ gửi sau)
Tuần 3: HỌC CUỐN ĐỒNG HÀNH CHIA SẼ TÀI LIỆU CỦA QUỐC GIA
Tuần 4: HỎI VÀ SỐNG PHỤNG VỤ THÁNH THỂ
1. Chú giúp lễ (lễ sinh, thiếu nhi cung thánh) là ai ?
Là những người được trao phó sứ mạng phục vụ Bàn Thờ để giúp cộng đoàn sốt sắng tham dự phụng vụ.
2. Việc phục vụ Bàn Thờ phát xuất từ đâu ?
Mỗi tín hữu đều có bổn phận phục vụ cộng đoàn. Vì vậy việc phục vụ của chú giúp lễ phát xuất từ ơn gọi của bí tích rửa tội.
3. Khi nào em được gọi là chú giúp lễ ?
Sau khi em được học hỏi và huấn luyện để phục vụ cung thánh, thì em được gọi là chú giúp lễ.
4. Việc phục vụ tại cung thánh có ý nghĩa như thế nào ?
Việc phục vụ tại cung thánh là dấu chỉ em được thay mặt cộng đoàn để phục vụ các cử hành phụng vụ.
5. Việc phục vụ bàn thờ có đem lại ích lợi gì cho em không ?
Khi phục vụ bàn thờ em được gần gũi với Chúa và các cử hành thánh, giúp em tăng trưởng đức tin và lòng yêu mến Chúa.
6. Phái nữ có được giúp lễ không ?
Có thể được tuỳ theo nhu cầu, tùy theo sự xét đoán của Giám mục (RS 47), nhưng truyền thống của Giáo Hội vẫn ưu tiên trao sứ mạng này cho phái nam vì phận vụ của người giúp lễ có mối liên hệ chặt chẽ với thừa tác vụ thánh của linh mục.
7. Việc giúp lễ có giúp ích gì cho ơn gọi linh mục không ?
Giúp lễ là dịp tốt cho lễ sinh được ở gần Chúa hơn, được các linh mục dạy dỗ nhiều hơn, như cậu bé Samuen ngày xưa ở trong Đền thờ với Thầy Hêli (x. 1 Sm 3,3-19).
8. Chú giúp lễ phải học những gì ?
Em phải học hỏi giáo lý đầy đủ, phải sống đức tin mạnh mẽ, phải tập kỹ lưỡng các nghi thức phụng vụ, đồng thời tập sống chung với các bạn lễ sinh khác.
9. Tại sao phải họp giúp lễ ?
Việc họp giúp lễ để các lễ sinh có chung một tinh thần phục vụ, tăng trưởng lòng đạo đức và giúp các em trau dồi về phụng vụ.
10. Áo trắng dài của lễ sinh nói lên điều gì ?
Thường các lễ sinh mặc áo trắng dài để nhắc em nhớ đến chiếc áo ngày chịu phép rửa tội và em phải giữ tâm hồn sạch tội để xứng đáng phục vụ bàn thờ.
THÁNG 6
Tuần 1: GIÁO LÝ TÓM LƯỢC VỀ ĐỨC MARIA
Lòng yêu mến của chúng ta đối với Đức Mẹ
I- Đức Trinh Nữ Maria thật xứng đáng cho chúng ta yêu mến
1. Ai dậy chúng ta yêu mến Đức Trinh Nữ?
Thưa: Chính Chúa Giê su. Bởi vì chính Người đã yêu mến Mẹ hơn tất cả các người nữ khác.
2. Sau tình yêu đối với Thiên Chúa, chúng ta phải yêu mến ai nhất?
Thưa: Sau tình yêu chỉ tôn thờ chỉ rành riêng cho Thiên Chúa, là Đấng tạo dựng vũ trụ và là Đấng Cứu Độ chúng ta, chúng ta phải yêu mến hơn hết, bằng một tình yêu tôn kính dành cho Đức Trinh Nữ, vì Ngài là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta.
3. Chúng ta có thể yêu mến Đức Mẹ quá đáng không?
Thưa: Không, chúng ta càng yêu mến Đức Trinh Nữ, như Chúa Giê su đã yêu mến Mẹ Người, chúng ta càng nên giống Chúa Giêsu. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ yêu mến Mẹ bằng Chúa Giêsu được.
II – Lòng yêu mến chân thật đối với Đức Trinh Nữ không thể tách rời lòng yêu mến Thiên Chúa
1. Phải chăng lòng yêu mến Đức Trinh Nữ làm cho ta xa rời lòng yêu mến đối với Thiên Chúa?
Thưa: Không. Nếu Đức Trinh Nữ là con đường dẫn đến Thiên Chúa, thì càng yêu mến Thiên Chúa, chúng ta lại càng yêu mến Đức Mẹ. Do đó, lòng yêu mến chân thật đối với Đức Mẹ phải luôn gia tăng.
2. Chúng ta không thê yêu mến Thiên Chúa mà không yêu mến Đức Trinh Nữ sao?
Thưa: Không. Chúng ta không thể yêu mến Thiên Chúa mà không yêu mến Đức Trinh Nữ một khi chúng ta đã biết Ngài thật là Mẹ Thiên Chúa.
3. Liệu có cần phải nghĩ tưởng cách rõ ràng đến Đức Trinh Nữ mỗi lần chúng ta nghĩ đến Thiên Chúa không?
Thưa: Không. Cho dù chúng ta không nêu danh Ngài, Đức Trinh Nữ cũng vui mừng về mỗi kinh nguyện ta dâng lên Thiên Chúa.
4. Phải chăng lòng sùng kính chân thật đối với Đức Trinh Nữ đi ngược với việc tôn thờ phải dành cho Chúa Giêsu?
Thưa: Không một chút nào. Trên thực tế, chúng ta thấy rằng ở bất cứ nơi đâu người ta bỏ lòng sùng kính đối với Đức Trinh Nữ, thì lòng tin vào Thiên Tính của Chúa Giêsu cũng có khuynh hướng tan biến đi.
5. Chúng ta phải năng cầu xin điều gì cùng Đức Mẹ?
Thưa: Chúng ta phải năng cầu xin Mẹ luôn tre chở chúng ta và giúp chúng ta hiểu và yêu mến giống như Mẹ đã hiểu và yêu mến những mầu nhiệm về đời sống, những niềm vui, những đau khổ và những sự vinh thắng của Chúa Giêsu
Tuần 2: HỎI VÀ SỐNG PHỤNG VỤ THÁNH THỂ
1. Tinh thần phục vụ của lễ sinh phải thế nào ?
Tinh thần phục vụ của lễ sinh phải hướng tới lợi ích thiêng liêng của cộng đoàn và chính mình bằng đời sống đạo đức, khiêm tốn và sẵn sàng.
2. Tại sao em phải cần tập giúp lễ ?
Việc tập giúp lễ giúp em nắm vững phần công việc của mình, loại bỏ những căng thẳng và lo lắng trong buổi lễ, làm cho tâm trí em được thanh thản mà cầu nguyện và giúp cộng đoàn phụng vụ thêm sốt sắng.
3. Lễ sinh phải đi đứng thế nào ?
Em bước đi trong tư thế nghiêm trang, ngang hàng với người bên cạnh và bước thẳng theo người đi trước, không quay ngang quay ngửa.
4. Lễ sinh phải ngồi thế nào ?
Lễ sinh luôn chờ vị chủ tế ngồi trước rồi hãy ngồi. Cần ngồi thẳng lưng, hai tay đặt trên hai đầu gối.
5. Tư thế đôi tay của lễ sinh thế nào ?
Tư thế đôi tay thông thường là :
– Chắp tay khi đứng và quỳ.
– Khi làm công việc với một tay, thì tay kia để trước ngực.
– Khi ngồi hai tay để trên đầu gối.
6. Cúi mình khi nào và cúi đầu khi nào ?
– Cúi mình (cúi sâu, gập cả phần thân) khi tỏ lòng cung kính trước bàn thờ hay Thánh Thể…, ví dụ : lúc đầu lễ, lúc cuối lễ, khi đọc kinh Tin Kính chỗ “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần… làm người”, khi dâng Mình và Máu Thánh Chúa, v.v…
– Cúi đầu khi kêu tên Chúa Giêsu-Kitô, tên Đức Maria và vị thánh được kính trong thánh lễ hôm đó, khi đi ngang qua trước vị chủ tế, v.v…
7. Chưởng nghi là ai ?
Là người có khả năng chuyên môn, để lo liệu cho các động tác phụng vụ được xếp đặt cách thích đáng và được các thừa tác viên chức thánh và các tín hữu giáo dân thực hiện cách trang nghiêm, trật tự và đạo đức (QCTQ/SLR 106).
8. Người cầm Thánh Giá và đèn hầu là ai ?
Người cầm Thánh Giá đi đầu đoàn rước tiến vào nhà thờ cũng như lúc ra về ; còn hầu đèn là hai người cầm đèn đi bên cạnh khi đi rước đầu lễ và cuối lễ, lúc công bố Tin Mừng và, nếu cần thì làm một vài công việc khác trong buổi cử hành.
9. Người cầm hương có nhiệm vụ gì ?
Người cầm hương phải lo cho bình hương có than cháy để khi bỏ hương, khói hương nghi ngút nói lên kinh nguyện tỏa bay lên trước tôn nhan Chúa.
10. Có mấy lần bỏ hương trong lễ trọng ?
Thường trong thánh lễ trong có 4 lần bỏ hương :
a) đầu lễ (khi đi kiệu vào nhà thờ, xông hương Thánh Giá và bàn thờ) ;
b) công bố Tin Mừng ;
c) xông hương lễ vật, chủ tế và cộng đoàn ;
d) lúc dâng Mình và Máu Thánh Chúa.
Tuần 3: HỌC CUỐN ĐỒNG HÀNH CHIA SẼ TÀI LIỆU CỦA QUỐC GIA
Tuần 4: SINH HOẠT TỰ DO