“Không chỉ tôi, hoa cỏ cũng lên trời.”
(dẫn từ thơ Du Tử Lê)
(Suy niệm Lễ Chúa Giêsu Lên Trời, năm C – 2013)
Lc 24: 46-53
Đúng
là thế. Em có chết cõi đời này, rày cũng hết. Hết một thời. Hết một đời
người. Thế nhưng em và tôi, ta sẽ cùng Chúa bay về cõi “trời cao” có
Chúa có Cha, có Thần Khí Chúa ngự trị, như thánh Luca mô tả, ở trình
thuật.
Trình
thuật thánh Luca, nay cho thấy: Chúa từ biệt mọi người để rồi Ngài cất
bước ra về chốn thiên cung, ngàn năm hân hoan phấn khởi, để rồi Ngài sẽ
gửi Thần Khí đến với mọi người. (Lc 24: 53). Và, sự việc Chúa đã thăng
hoa về chốn thiên cung/thiên đường theo dạng thức đặc biệt, đã trở thành
vấn đề với một số người.
Vấn
đề là, Kinh sách Do-thái nói rất ít việc Chúa “thăng hoa” về cõi ấy,
đến độ gây kinh ngạc. Trình thuật Ênốch và Êlya tuy cũng đề cập đến sự
việc này nhưng không được đón nhận vì các thánh không trở về với ta, mà
về chốn miền Chúa ngự trị, từ đó đem sứ điệp kiểu Môsê từ Si-nai bước
xuống. Tóm lại, các tiên tri Cựu ước tuy có thị kiến thấy Chúa nhưng
không “thăng hoa” về cõi “trời cao” co Chúa. Và chốn ấy, chẳng là thiên
cung/thiên đường hiểu theo nghĩa thông thường, rất địa lý.
Sách
Công Vụ lại mô tả vầng mây xám/trắng bao trùm Chúa và cất nhắc Ngài
khỏi tầm nhìn của mọi người. Thế nên, thật không chắc tác giả Kinh Sách
có diễn tả điều này theo nghĩa đen của từ vựng, hay không? Hoặc ngược
lại, chỉ mang ý nghĩa biểu tượng/đặc trưng, thôi. Thế nên, người thời
nay vẫn tự hỏi: Thiên đường là sao? Có nghĩa gì? Ở đâu thế? Làm thế nào
đến được chốn ấy?
Ngày
nay, nhiều người những muốn ra khỏi “thung lũng sầu” đầy khóc than, hầu
đạt chốn linh thiêng mang tên “thiên quốc” mà gần gũi Chúa, không còn
bị thế giới gian trần phiền hà, quấy nhiễu. Có người lại cứ đặt tên
“thiên đường” cho chốn linh thiêng/thần thánh ở nơi đó không còn rắc rối
với chuyện âu sầu, khổ não ở trần thế. Cũng có vị những muốn hỏi: Chúa
về Trời, Ngài có bỏ lại đằng sau mọi âu sầu rối rắm, để dân gian phải
gánh chịu?
Nhiều
đấng bậc mô phạm/đạo mạo lại suy nghĩ: bằng vào việc vinh thăng chốn
miền thiên quốc, Chúa đã ôm trọn loài người vào với cuộc sống của Ngài.
Loài người của ta, đầy rẫy những tang thương/bệnh tật thật tù túng trong
cõi ngục, lại được Chúa ôm chầm chữa trị đem vào chốn vinh quang. Và,
Ngài đón nhận mọi người vào cung lòng tình thương của Ngài, ở cõi ấy,
Ngài có khả năng giúp Chúa Cha nghe tiếng khẩn thiết/van nài của người
phàm, phải chăng đó là sự việc cốt để Ngài thăng hoa hãnh tiến mọi sự
lên với Chúa?
Thăng
Thiên không kể nhiều về Đức Chúa ngang qua các sự kiện diễn tiến từ
ngày Chúa Phục sinh/trỗi dậy, nhưng lại kể nhiều về chính chúng ta. Kể
rằng: nếu Chúa đi vào với vũ trụ của Ngài, thì rồi ra, ta cũng sẽ đi vào
chốn ấy, với Ngài. Được như thế, tức: được cất nhắc với Ngài đi vào vũ
trụ thánh thiêng, mang theo mình tất cả mọi khó khăn cũng như giới hạn
của chính mình. Vào chốn thánh thiêng ấy, ta được Chúa đón chào như
người thuộc cõi ấy. Một khi Ngài đã hoàn tất sự việc giúp Cha hiện diện
giữa mọi người, Chúa cũng giúp ta sống chân thực như người của Chúa
trong thế giới của Ngài. Và cũng thế, ta sẽ lấp đầy mọi sự ở trong Chúa,
trong Cha trong Thần Khí Ngài nữa.
Thăng
Thiên, là cốt để Chúa rời bỏ nơi đây/chốn này mà đi vào “cõi trời cao
nơi ấy” để ta khởi sự thực hiện sứ vụ Ngài giao phó. Bởi, nếu Ngài cứ
quanh quất bên ta, hẳn là lại sẽ tìm mọi cách bỏ cả cuộc đời mình ra chỉ
để thờ phượng Ngài trong nguyện cầu, thay vì nghe lời Ngài dạy mà ra đi
thực hiện sứ vụ rao truyền Tin Vui An Bình cho mọi người. Thăng Thiên,
là “bật đèn xanh” để biến sứ vụ giảng rao Tin Vui An Bình thành hiện
thực, theo nghĩa rất thật.
Thăng
Thiên thời Chúa sống, cũng na ná giống truyện hoàng đế La Mã, vẫn làm
thế. Nhưng, nghiêm chỉnh hơn nên nói: Thăng Thiên phải được hiểu theo
nghĩa Phục Sinh, tức: Chúa trổi dậy từ mộ phần trống vắng,để rồi Ngài đi
vào chốn thiên cung đích điểm nơi Ngài hoàn thành công cuộc cứu độ, sau
khi đã rời bỏ điểm xuất phát ở trần thế. Thăng Thiên, còn có đối tác là
sự việc chôn cất Chúa; tức: Ngài xuống tận cùng vào chốn hư vô/trống
rỗng nay đà trỗi dậy để đi vào nơi đầy ắp nhgững huyền nhiệm của tình
thương, theo tầm nhìn cũng rất khác.
Thăng
Thiên, là việc bổ sung cho Phục Sinh quang vinh. Bổ sung/thay thế những
gì tiêu cực bằng sự thể tích cực. Bởi, từ ngày Chúa Phục sinh/trỗi dậy,
cuộc sống con người đã trở nên tốt đẹp hơn trước rất nhiều. Những gì
tiêu cực nay đà ra đi, biến dạng. Biến mất dạng, sau khi đã khiến cuộc
đời mình trở thành hư vô/trống rỗng, để rồi khám phá ra rằng: làm như
thế, tức là ta đặt mình trong vòng tay ôm của Thiên Chúa, và được Ngài
cất nhắc lên về với “cõi trên” có Chúa có Cha, có cả những sự kiện mình
chưa từng cảm nghiệm. Phải chăng đó mới là thiên cung/thiên đường không
nơi chốn đích thực?
Thăng
Thiên-Phục Sinh, không thay thế việc đi xuống theo nghĩa tiêu cực, thẳm
sâu; nhưng là khía cạnh huyền nhiệm về những gì xảy đến để moị người
trở thành hư vô/trống rỗng rất cần thiết? Có thể nói, cuộc sống đích
thật không là sự việc “đi lên” hoặc thăng hoa diễn tiến sau khi đã lấp
đầy hoặc thay thế nhiều chuyện “xuống thấp”. Có thể nói, một khi đã
xuống thật thấp ta lại khám phá ra rằng: lên cao/xuống thấp, lúc
trầm/lúc bổng, chính là tên gọi của thực tại.
Buổi
Tạ Từ ngày Thứ Năm Thánh, Đức Giêsu đã đi vào tình trạng ý thức có Chúa
ở cùng và ở với Ngài. Thứ Sáu Chịu Nạn, Ngài lại đã chết trong sự “tỉnh
táo đầy ý thức” của Thiên Chúa. Vào đêm Vọng Phục Sinh, Đức Chúa lại đã
đi vào vũ trụ trần gian nơi đó không có ai và cũng chẳng có thần thánh
nào hoặc thứ gì xuất hiện ngoài Đức Chúa. Chính đó mới là thiên đường,
đúng thật thiên quốc.
Ta
đạt chốn thiên đường/thiên quốc không bằng sự việc bay bổng lên “chốn
cao sang” sau khi đã trúng giải “độc đắc” nào đó, hoặc vào lúc mình chán
ngấy sống ở “cõi dưới”. Ta đạt được chốn ấy, chỉ vì đã xuống thật thấp
vào cõi hư vô/trống trải và vì thế mới được nâng nhấc vào “chốn” ấy để
có được cuộc sống hư không/ trống rỗng chẳng còn gì, mãi thiên thu. Như
thế thì, đạt chốn thiên đường/thiên quốc phải chăng ta có nhiều cuộc “đi
lên” hơn “xuống thấp”? Không hẳn thế. Sống ở tình huống rất “thiên
đường” như thế, ta sẽ chẳng còn “lên xuống” chốn nào nữa. Chắc chắn sẽ
không đi xuống, cũng chẳng thăng lên nơi nào khác, nữa.
Đúng
ra, ta nên hiểu: nhiều phần chắc chắn là: khi ta vượt quá lý luận về
thiên đường/thiên quốc, và khi ta không còn ngôn từ nào dùng cho đúng
cách, là ta đã gần đến với những gì mà ta gọi là Thần Khí. Thần Khí Chúa
giải phóng ta khỏi tình trạng bám víu, níu kéo bất cứ ai, sự vật gì, dù
đó có là thần linh thánh ái nào đi nữa. Và ở chốn thiên đường/thiên
quốc, ta được tự do sống ở bất cứ nơi đâu, hết mọi chỗ. Và đó chính là
sự việc Thần Khí đã khiến Chúa Thăng Thiên. Bởi, Thăng Thiên là Chúa
hiện diện trong Thần Khí. Và, Ngài là Đấng ở khắp mọi nơi, nơi nào có sự
hiện diện của Thần Khí. Điều tuyệt diệu, là: ta nhận được quà tặng Thần
Khi rất như thế, vào lễ Ngũ Tuần. Và, Thăng Thiên lại dẫn đưa ta vào
với lễ hội của Thần Khí, rất Ngũ Tuần.
Thần
học cổ kính rất kinh điển nhìn sự việc Chúa chết đi và sống lại theo
mẫu mã của việc đi ra ngoài rồi trở về lại. Đi ra ngoài, là ra khỏi chốn
thiên đường/thiên quốc hoặc bất cứ nơi nào đó có Chúa có Cha, để rồi
Ngài đến với ta, qua nhập thể. Và bằng vào việc này, Ngài lại đã chăm
sóc ta bằng sự sống, nỗi chết và sự sống lại. Và sau đó, Ngài sẽ trở về
chốn cũ của Ngài, tức thiên đường/thiên quốc của Thiên Chúa. Người xưa
gọi đó là tiến trình “xuất dương trở về lại”, rất kinh điển.
Dù
đó có là mẫu mã tuyệt vời giúp ta hiểu rõ nhiệm tích của lễ Thăng
Thiên, thì ngày nay, ta lại tư duy/suy nghĩ việc Chúa chỉ mỗi hướng mình
ra phía ngoài và phía trước theo kiểu xoắn ốc. Ngài hướng về khắp chốn,
vào bất cứ mọi lúc theo cung cách rất riêng của Ngài, hay sao đó. Từ
đó, ta có được cảm nghiệm, rằng: khi chùm mây bao phủ Ngài, thì Ngài
không di chuyển theo đường thẳng tắp, để ta nối gót, nhưng Ngài vẫn để
ta chọn lựa, khi thời “thăng hoa diễn tiến” về với Ngài kịp đến, thì
kiểu cách ta chọn lựa có thể là kiểu “xoắn ốc” bao gộp Ngài cùng tất cả
mọi người mà vui hưởng một thăng thiên về chốn thiên đường/thiên quốc,
rất tuyệt vời.
Trong cảm nghiệm tình huống kịp đến như thế, ta lại hân hoan ngâm lên lời thơ vui mà rằng:
“Khi em chết, đời này phải hết,
Không chỉ tôi, hoa cỏ cũng lên trời.”
(Du Tử Lê – Hiến Chương Yêu)
Đời
này phải hết, không chỉ là cõi chết. Mà, là cảm nghiệm của anh, của tôi
của hoa cỏ vạn vật sẽ lên trời hân hoan vui hưởng “Hiến Chương Yêu”
tuyệt vời, Chúa gửi đến. Cho muôn người.
Lm. Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch